Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Một con voi ở trong phòng

Một con voi ở trong phòng

Nhìn qua bảng số liệu dưới đây (số liệu của World Bank 2013) chúng ta dễ dàng thấy sức mua tương đương (PPP) của VN đứng vào hàng thấp nhất, sau các nước Singapore, Mã Lai, Thái Lan, Nam Dương, Phi Luật Tân, và Brunei:



GDP (tỉ USD)
PPP (USD)
Singapore
297.9
78,763
Brunei
16.1
71,776
Mã Lai
313.2
23,338
Thái Lan
387.3
14,393
Nam Dương
868.3
9,561
Phi Luật Tân
272.1
6,536
Việt Nam
171.4
5,294

Là người Việt còn quan tâm đến đất nước, ai mà không chạnh lòng, thậm chí tức tối, trước tình hình trên. Chính Thủ tướng Chính phủ cũng từng đặt câu hỏi phải làm gì để không đứng cuối bảng? Do đó, câu hỏi đầu năm được đặt ra là VN phải làm gì để theo kịp các nước chung quanh. Các vị "thinkers" như ông Vũ Ngọc Hoàng thì nói “phải đổi mới, đổi mới là con đường duy nhất. Cần phải thoáng mở đầu óc, thoáng mở tư duy và quyết tâm cao trong hành động." Còn bà Khuất Thu Hồng nhấn mạnh thêm: "Nếu chúng ta không phát triển được, không tận dụng được tiềm năng, không tận dụng được cơ hội để phát triển lên rõ ràng là có tội với dân tộc" (1).

Tôi tự hỏi "dân tộc" là ai? Nói ra thì nghe có vẻ hay hay, nhưng trong thực tế câu nói đó không có ý nghĩa gì đáng chú ý. Còn nói chúng ta có tội với tiền nhân thì cần phải minh định "chúng ta" là ai. Ai làm cho đất nước này nghèo? Chắc chắn không phải "nhân dân", mà phải là những người có quyền thế và lèo lái con thuyền quốc gia. Nếu nhận "có tội với tiền nhân" rồi sao nữa? Chẳng lẽ chỉ nói suông nhận tội là xong sao? Đúng là cách nói rhetoric, nói mà không nói.

Chỉ có Tiến sĩ Nguyễn Quang A là nói thẳng và dễ hiểu. Ông nói là cần phải dẹp bỏ vai trò chủ đạo của các tập đoàn thuộc Nhà nước và giúp nền kinh tế sở hữu tư nhân: "Cái thứ nhất là phải triệt để xóa bỏ đường lối sai lầm của Đảng CSVN là: Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Trên cơ sở đó có thể vạch ra các chính sách kinh tế thúc đẩy cho sự phát triển của khu vực kinh tế Tư nhân trong nước và tạo điều kiện cho chúng hoạt động ngang ngửa, sòng phẳng và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác" (2). Ông nói thêm: “Nền Kinh tế thuộc sở hữu tư nhân phải đóng vai trò trung tâm, dẫn dắt và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Chỉ có nền kinh tế tư nhân nó mới có những động lực để thúc đẩy nền kinh tế chung phát triển. Kinh tế Nhà nước không thể giữ vai trò chủ đạo trong một nền kinh tế được, nó chỉ giữ một vai trò có tính chất phù trợ nào đấy mà thôi. Tôi nghĩ biện pháp quan trọng nhất là phải xóa bỏ tất cả những cái ưu ái, trước hết là các ưu ái đối với DN Nhà nước, thậm chí cả những ưu ái đối với DN Đầu tư nước ngoài. Tôi không nghĩ các DN Tư nhân cần có sự hướng dẫn hay hỗ trợ của Nhà nước, tôi tin họ sẽ tự lo lấy của họ. Song cái quan trọng là phải để cho nó có một môi trường thông thoáng và không bị ai chèn ép.”

Đồng ý với TS Quang A. Người phương Tây có câu an elephant in the room (một con voi ở trong phòng) để chỉ một vấn đề / giải pháp mà ai cũng thấy nhưng chẳng ai muốn/dám nói đến. (Cũng như con voi nó rất bự ở trong phòng, nhưng không ai dám nói đến nó mà chỉ nói xa gần, bóng bẩy). Hai vị thinkers kia thừa biết và thấy "con voi" làm cho VN nghèo nàn và tụt hậu, nhưng không dám nói đến nó, chỉ có TS Quang A nói thẳng và dễ hiểu. Chứng kiến sai trái mà không nói cũng là có tội vậy.  

====

http://tuanvannguyen.blogspot.com/2015/02/mot-con-voi-o-trong-phong.html

Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2015

Plan for year 2015

- New swimming skill;
- Get 1 year experience for new duty in the department;
- Chief accountant certification;
- Improve writing E skill;
- Find another position;
- Find a girl friend.

Nước Đức như và không như tôi nghĩ...

Nước Đức như và không như tôi nghĩ...

Huy Nam
Thứ Sáu,  20/2/2015, 23:47 (GMT+7)
Phóng to 

Thu nhỏ 

Add to Favorites 

In bài 

Gửi cho bạn bè
Di tích dinh Hoàng Gia (Kaiserpfalz) tại cố đô Keiserswerth. Ảnh: HUY NAM

(TBKTSG) - Dù có thời gian dài tiếp xúc và làm việc nhiều với người Đức, tôi thường nghĩ Đức cũng giống như các xứ châu Âu khác, đều là Tây cả... Chỉ sau lần thứ ba sang làm việc lâu hơn tại nước này, có điều kiện tiếp cận sâu vào đời sống của họ, tôi mới hiểu thêm được nhiều điều thú vị.
Đi làm sớm, và gắn bó với công việc...
Cứ nghĩ dân Âu Mỹ ăn trễ, ngủ muộn, sáng ra đi làm muộn. Nhưng không, trong thời gian làm việc tại Haltern (gần Dusseldorf) vào giữa năm 2014, tôi có chút bất ngờ khi nghe nhân viên ở đây bắt đầu làm việc từ 7 giờ sáng. Điều này có nghĩa họ phải thức rất sớm để đến sở, bởi có khi mất cả tiếng đồng hồ lái xe.
Tuy là nước công nghiệp hàng đầu thế giới, Đức có diện tích đất nông nghiệp, mặt nước và rừng chiếm gần 85% (lần lượt là 53,5%; 1,8%; và 29,5%), nhưng số dân làm canh nông thì chỉ hơn 2%. Có lẽ do vậy nên giờ làm việc của doanh nghiệp tại các vùng nông thôn thường bắt đầu sớm để nhân viên chiều về có thể tranh thủ phụ gia đình chăn nuôi, canh tác.
Ta cũng có thể đã quen nghe dân Tây thường di chuyển, hay thay đổi việc làm và nơi làm việc, ít khi ở lâu một chỗ. Điều này lại không hẳn đúng với Đức. Ở Đức yếu tố quần cư theo gia đình là khá cao và việc sở hữu một căn nhà vẫn là điều mơ ước. Sự ổn định đối với họ là tiêu chí sống ưu tiên. Chính vì vậy mà họ cần cù “cày” từ lúc rời ghế nhà trường, và thường gắn lâu dài với nơi làm việc, ít bay nhảy. Số nhân viên bám trụ ba, bốn chục năm hay hơn tại cùng một doanh nghiệp ở Đức rất phổ biến. Tại công ty nơi tôi đến làm việc, cả nhân viên và lãnh đạo đều hãnh diện về điều này và cho rằng doanh nghiệp của họ chẳng khác của người Nhật...
Ai cũng biết máy móc thiết bị Đức tốt, tinh thần Đức bền bỉ. Nhưng có lẽ phải cần đi thăm Bảo tàng Krupp ở Essen thì mới tận mắt thấy đâu là cội rễ của kỹ thuật Đức và tại sao ý chí Đức là “thép”. Ngày nay, Đức là nước giàu nhất châu Âu, mạnh hàng đầu thế giới, nhưng đường đến giàu có của họ đã không dễ dàng. Thật vậy, đến những năm 1950 Đức vẫn còn rất khó khăn. Đó là một đất nước bị chia cắt, hoang tàn sau Thế chiến thứ 2, nhiều đô thị bị san bằng.
Ý chí quật cường
Riêng tại Cologne, chỉ có 32.000 người sống sót từ con số 750.000. Phần lớn trai tráng từ 17-35 tuổi hoặc đã thiệt mạng hoặc bị thương tật. Cả nước Đức có trên 20% hộ thiếu nhà, tiêu chuẩn ăn của dân chỉ còn 1.000-1.500 calo/ngày, và họ phải mất trung bình 9,5 giờ làm việc mỗi tuần để “xếp hàng mua gạo”. Chưa nói thiên tai bão lụt cũng hoành hành xứ này chẳng kém Việt Nam. Nước Đức và người dân Đức lúc ấy đã cơ cực như ở mình một thời...
Để cứu vãn nền kinh tế rệu rã lúc đó, Ludwig Erhard đã xây dựng một kế hoạch cải cách “tiền tệ, tài chính, thuế” táo bạo, gây tranh cãi sóng gió. Nhưng nhờ sự ủng hộ và hưởng ứng nồng nhiệt của người dân, nền kinh tế Đức đã được vực dậy diệu kỳ rồi thăng hoa nhanh chóng, làm nên phép màu Đức. (German economic miracle)
Rất may, Đức đã có những cái đầu kinh tế tốt như Walter Eucken. May mắn hơn, vào lúc cùng cực đó đã nổi lên một Ludwig Erhard thức thời và quyết đoán, mở ra cơ hội làm nên phép màu Đức (German economic miracle). Để cứu vãn nền kinh tế rệu rã lúc đó, Erhard đã xây dựng một kế hoạch cải cách “tiền tệ, tài chính, thuế” táo bạo, gây tranh cãi sóng gió trong nội bộ và suýt bị các “thầy dùi” bảo thủ ngáng cẳng. Nhưng nhờ sự ủng hộ và hưởng ứng nồng nhiệt của người dân, nền kinh tế Đức đã được vực dậy diệu kỳ rồi thăng hoa nhanh chóng. Quá trình này thể hiện sự kiên trì, tận tụy, kỷ luật của dân Đức, và họ đã được đền bù.
Bên cạnh nỗ lực xoay chuyển đem lại thịnh vượng từ đổ nát như vậy, không ít nơi tươi đẹp ngày nay cũng đã lột xác từ các công trường hầm mỏ đầy khói bụi. Ta có thể bất ngờ về sự đổi thay này nếu có dịp đi thăm khu nhàn du và trung tâm nghệ thuật Gasometer ở Oberhausen, hay cảnh trí nên thơ dọc hai bờ sông Lippe vùng Westphalia...
Đức là đất nước có sự kết hợp hài hòa giữa công nghiệp hiện đại và thiên nhiên tươi đẹp. Ai đã qua lại nhiều nước châu Âu chắc biết làng xóm ở Đức trù phú và xanh tươi hơn một số nước lân cận. Lên miền Bắc và so với Hà Lan sẽ càng rõ hơn, bởi Đức không có quá trình chặt cây đóng tàu đi chinh phục. Nhưng sự gìn giữ các giá trị truyền thống cộng đồng thôn làng ở Đức mới đáng nói...
Coi trọng tình thân
Khi được Joerg, một giám đốc điều hành tại Haltern, đưa đi thăm khu làng nhà anh, tôi thầm phục tình làng xóm ở đây qua lời kể về bữa ăn sáng chung cả làng mỗi năm. Nghe đâu cộng đồng người Đức tại các nước khác (như Úc) cũng còn giữ tập quán sinh hoạt này. Làng là vậy, còn gia đình thì sao? Phải sống mới biết... Dịp nọ, được một người bạn Đức khá thân khác có nhà ở Hattinggen mời về nghỉ lại cuối tuần, tôi đã ngộ thêm rằng tình cảm gia đình của người Đức thật ra không quá Tây như mình nghĩ: họ cũng bắt con lễ phép chào khách như ta, người mẹ cũng thường học cùng con, cũng sốt ruột chờ cửa đêm mỗi khi con về muộn...
Joerg cũng đã kể tôi nghe chuyện nhà mình. Hai hôm trước ngày đưa tôi đi thăm Gasometer, con trai anh có tiệc liên hoan ở một nông trang xa và vì đêm khuya sợ khó đón taxi, anh đã lái xe đi đón con về. Con anh đã hơn 30 tuổi, đã có vợ có con, nhưng với anh nó vẫn cứ là thằng nhỏ! Quá 12 giờ hôm đó lại là Father’s Day ở Đức, hai cha con lại rủ nhau đi uống mừng...
Father’s Day ở Đức thật ra là ngày của đàn ông. Theo tập tục, dịp này đàn ông có “quyền” bỏ bê gia đình, chất đầy trên các xe rờ-moóc để lông nhông uống bia và hò hét... Lượng bia tiêu thụ trong dịp này thường vượt xa Oktoberfest. Nhắc đến Oktoberfest mà quên nhà nấu bia Hofbrauhaus là thiếu sót, do cả hai đều có chung quê Munich. Ai đến Munich mà chưa thử bia hảo hạng tại Hofbrauhaus thì có thể sẽ tiếc... Munich tuy bị tàn phá nặng nề sau Thế chiến thứ 2, nay lại là thành phố xinh đẹp và phồn thịnh nhất châu Âu với các công viên nổi tiếng thế giới, như Englische Garten (Vườn Anh) hay công viên lâu đài Nymphenburg.
Xem đá bóng, dù chỉ thoáng qua, ta đã biết ý chí Đức qua khát khao chiến thắng và bản lĩnh lội ngược dòng. Trong kinh tế và đời sống, khát khao và bản lĩnh ấy bền bỉ hơn nhiều. Đó là sự hun đúc từ đức tính tận tụy, kỷ luật, từ tinh thần không buông xuôi, vội tự mãn, dễ bỏ cuộc... Tất cả được nuôi dưỡng bởi những giá trị cao đẹp tạo nên tính cách hay cốt cách con người, được gọi là phẩm giá (dignity). Phẩm giá tuy cũng chuẩn mực, nhưng không là học thuyết hay cứng như chủ thuyết và không riêng người Đức mới có, cho dù đã có khái niệm germanism.
Nhờ có thời gian làm việc chung và đi lại nhiều nên tôi may mắn có chút cảm nhận gần và sâu hơn về đất nước này. Với tôi, nước Đức mà tôi thấy ngày nay không như nước Đức tôi được kể lại, người Đức mà tôi nghe kể lại cũng khác với người Đức tôi gặp trên đường...