1. Chiến lược tiết kiệm vốn lưu động
Đẩy mạnh vòng quay vốn luân chuyển trong khi doanh thu không thay đổi làm cho vốn luân chuyển giảm xuống hoặc đẩy mạnh vòng quay vốn luân chuyển để vốn luân chuyển không đổi trong khi doanh thu gia tăng làm tiết kiệm đồng vốn đầu tư vào tài sản lưu động (tài sản). Lúc đó hiệu suất tài sản sẽ cao hơn, giảm nợ vay nếu DN có vay nợ để bổ sung vốn lưu động.
Đẩy mạnh vòng quay vốn luân chuyển là nổ lực làm gia tăng vòng quay hàng tồn kho, khoản phải thu hay nói cách khác làm giảm số ngày tồn kho bình quân hoặc số ngày phải thu bình quân.
Một số giải pháp để đẩy mạnh vòng quay vốn luân chuyển:
- Kiểm soát nợ phải thu tránh để nợ quá hạn, nợ tồn đọng
- Chiết khấu thanh toán để giảm số ngày phải thu
- Tối ưu hóa hàng tồn kho
- Thương thuyết giãn nợ với nhà cung cấp.
2. Chiến lược khai dụng giá phí biên tế
Chiến lược này đơn giản là sử dụng mô hình lợi thế kinh tế theo quy mô. Một khi một DN nỗ lực đẩy mạnh hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thêm được một khối lượng sản phẩm nhất định mà không phải mua sắm thêm trang thiết bị, không phải bỏ tiền đầu tư mở rộng mặt bằng, không tuyển thêm nhân viên gián tiếp...thì giá phí biên tế bình quân đơn vị giảm xuống rất thấp. Một DN đạt được điều này thể hiện DN đã thành công chiến lược khai dụng giá phí biên tế.
3. Chiến lược tối đa hóa lợi nhuận
a. Ứng dụng việc nghiên cứu để xác định mối tương quan giữa giá cả và nhu cầu tiêu thụ của thị trường để xác định mức sản lượng đạt lợi nhuận tối ưu
Bằng cách khảo sát các mức giá bán ra tương ứng với sản lượng mà thị trường tiêu thụ ta sẽ tìm ra được mức giá bán có mức sản lượng đem lại lợi nhuận cao nhất.
b. Ứng dụng kỹ thuật quy hoạch tuyến tính (bằng công cụ Solver trong excel)
4. Chiến lược đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho DN
Vấn đề này liên quan đến đòn cân định phí tại DN. Cụ thể là việc đầu tư TSCĐ vào DN. Việc hoạch định đầu tư cần nhằm vào mức thị phần mà DN có thể chiếm lĩnh:
- Nếu thị phần về loại sản phẩm đó đang quá nhỏ hẹp thì chỉ nên đầu tư ở quy mô nhỏ: Máy móc thiết bị có công suất nhỏ, điểm hòa vốn thấp, đòn cân định phí thấp. Như vậy luôn có lời tuy mức lời không lớn.
- Ngược lại, thị phần mà DN chiếm lĩnh lớn và đang có chiều hướng gia tăng thì nên đầu tư quy mô lớn: MMTB hiện đại, tự động, công suất lớn, điểm hòa vốn cao và đòn cân định phí cũng cao nhưng DN đạt mức lợi nhuận lớn và có chiều hướng gia tăng nhanh lợi nhuận.
Tóm gọn, chiến lược đầu tư là dựa vào sản lượng tiêu thụ so với mức sản lượng hòa vốn. Nếu sản lượng thực tế ổn định cao hơn nhiều so với mức sản lượng hòa vốn thì ta nên tính đến phương án gia tăng đầu tư TSCĐ để lợi dụng đòn cân định phí (dùng doanh thu để bẩy EBIT) làm gia tăng lợi nhuận. Ngược lại, sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng hòa vốn thì ta nên tính đến phương án giảm thiểu định phí bằng cách chuyển định phí qua biến phí chẳng hạn để giảm lỗ.
5. Chiến lược sử dụng vốn hiệu quả
a. Vốn đầu tư vào TSCĐ
Cần nâng cao hiệu quả quản lý TSCĐ bằng cách:
- Tổ chức dây chuyền sản xuất hợp lý: Khai thác và nâng cao hiệu quả của MMTB, tận dụng hiệu quả mặt bằng sxkd, hợp lý hóa chi phí khấu hao trong giá thành sp.
- Thanh lý ngay những TS ko cần thiết để thu hồi vốn cố định dư thừa chuyển vào vốn lưu chuyển, bổ sung cho vào sxkd.
b. Nâng cao hiệu quả sử dụng TS lưu động
Nghĩa là tập trung vào nỗ lực tiết kiệm và tăng nhanh tốc độ lưu chuyển tài sản lưu động. Cụ thể:
- Xđ mức nhu cầu vốn chính xác cho từng kỳ hoạt động và kiểm soát tốt nhu cầu vốn đó. Tránh để thiếu vốn hoặc thừa vốn làm gia tăng chi phí, chậm tốc độ lưu chuyển vốn.
- Tổ chức tốt quá trình thu mua, dự trữ trên cơ sở cân đối giữa chi phí ứ đọng vốn và hạ giá thành do tăng giá.
- Tổ chức tốt quá trình lao động, tăng cường kỷ luật sản xuất và các quy định về kiểm tra chất lượng nhằm hạn chế sp lỗi.
6. Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh theo phương thức hạ giá thành
Ta có: T = F + v.q
<=> z= T/q = F/q+ v (z giá thành một đơn vị)
Vì thế để giảm giá thành 1 đơn vị (z) ta có 3 cách:
- Giảm biến phí đơn vị
- Giảm chi phí cố định
- Tăng sản lượng tiêu thụ q.
7. Khi nào thì nên vay nợ và nên vay bao nhiêu
Ta có công thức:
ROE = Lợi nhuận sau thuế/Vốn CSH
= (EBIT - lãi vay - thuế)/Vốn CSH
= [(EBIT - lãi vay) - (EBIT - lãi vay) * thuế suất]/Vốn CSH
= (EBIT - lãi vay)(1 - thuế suất)/Vốn CSH
= [(ROA* Tài sản - Lãi suất * Vốn vay) * (1 - thuế suất)]/Vốn CSH
= (1 - thuế suất) * {[(ROA * (Vốn CSH + Vốn vay) - (Lãi suất * Vốn vay)]/Vốn CSH}
= (1 - thuế suất) * [( ROA*Vốn CSH + ROA*Vốn vay - Lãi suất*Vốn vay)/Vốn CSH]
ROE = (1 - thuế suất) * [ROA + Vốn vay*(ROA - Lãi suất)/Vốn CSH] (1)
Từ công thức trên ta có các trường hợp sau:
- Nếu DN ko vay vốn thì ROE sẽ bằng (1 - thuế suất) nhân cho ROA
- Nếu ROA cao hơn lãi suất thì ROE sẽ lớn hơn so với (1 - thuế suất) nhân cho ROA; mức độ nhiều hơn này sẽ càng lớn nếu tỷ số vốn vay/vốn CSH càng cao.
Kết quả này có lý: Nếu ROA cao hơn lãi suất vay mượn, DN kiếm được lợi nhuận nhiều hơn so với mức phải trả cho các chủ nợ. Thu nhập thặng dư sẽ dành cho các chủ sở hữu của DN, các cổ đông, làm tăng ROE.
- Nếu ROA thấp hơn lãi suất thì ROE sẽ giảm; mức giảm này phụ thuộc vào tỷ số vốn vay/vốn CSH.
Tăng vốn vay chỉ tạo ra sự đóng góp tích cực cho ROE nếu ROA của DN cao hơn lãi suất vay vốn. Lưu ý rằng đòn bẩy tài chính làm tăng rủi ro của tỷ suất sinh lợi của vốn chủ. ROE của DN có vay nợ cao sẽ thấp hơn so với DN có vay nợ thấp hơn trong những năm xấu. Trái lại, những năm tốt thì DN có vay nợ cao hơn sẽ cho kết quả ROE cao hơn. Sự hiện diện của vốn vay sẽ làm cho ROE của DN có vay nợ cao hơn trở nên nhạy cảm hơn với chu kỳ kinh tế. Cho dù hai DN có rủi ro kinh doanh là như nhau (phản ánh qua EBIT hệt như nhau trong 2 trường hợp), các cổ đông của DN có vay nợ cao hơn sẽ có rủi ro tài chính cao hơn so với DN có vay nợ thấp hơn vì toàn bộ rủi ro kinh doanh của DN được được hấp thụ bởi một cơ sở nhà đầu tư vốn chủ sở hữu ít hơn.
Ngay cả nếu đòn bẩy làm tăng ROE kỳ vọng của DN vay nợ cao so với DN có vay nợ thấp, điều này không có nghĩa là giá cổ phần của DN có vay nợ cao hơn sẽ cao hơn. Chắc chắn, đòn bẩy tài chính làm tăng rủi ro vốn sở hữu của DN cũng giống như làm tăng ROE kỳ vọng và suất chiết khấu cao hơn sẽ bù trừ cho thu nhập kỳ vọng cao hơn.
8. Chiến lược định giá sản phẩm
a. Chiến lược định giá hướng vào doanh nghiệp
Là trường hợp DN xác định mức lợi nhuận cần đạt trên mức vốn kinh doanh hay các chi phí phải bỏ ra. DN cần lập bảng phân tích về giá sản phẩm, theo đó đưa ra mức lợi nhuận dự kiến => tương ứng với mức chi phí thực tế và dự kiến sản phẩm sẽ sản xuất từ đó tính được mức giá bán đơn vị sản phẩm cần thiết.
b. Chiến lược định giá hướng ra thị trường
Thực hiện chiến lược này DN cần tổ chức việc nghiên cứu phân tích để thăm dò thị trường, xác định các tương quan về giá cả và nhu cầu thị trường. Trên cơ sở các mức giá đưa ra ta tính được chi phí đi kèm và lợi nhuận cuối cùng. Mức giá lựa chọn sẽ là mức giá cho mức lợi nhuận cao nhất.
9. Dự báo nhu cầu vốn qua bảng CĐKT
Ta xác định các khoản mục thay đổi ở Tài sản và Nguồn vốn rồi dựa trên cơ sở Tài sản = Nguồn vốn để tìm nhu cầu vốn tín dụng cần thiết cho kỳ kế hoạch.
Chú ý: Ngoài các khoản mục TSCĐ thì thường các mục TS lưu động thường sẽ biến động theo doanh thu.
10. Chiến lược dùng chính sách tín dụng để tăng trưởng doanh số
Một DN có thể dùng chiến lược giá bán thấp để chiếm lĩnh thị phần của đổi thủ trong kinh doanh nhưng DN cũng có thể sử dụng chính sách tín dụng (chính sách tài chính) để tăng trưởng doanh số. Bằng cách gia tăng số ngày phải thu, DN đã tài trợ vốn lưu động cho khách hàng của mình để có thể chiếm lấy thị phần của đối thủ.
11. Chiến lược nguồn vốn
Để 1 DN kinh doanh cần phải có tài sản để hoạt động. Và người ta chia tài sản thành 2 loại tài sản ngắn hạn (lưu động) và tài sản dài hạn (TSCĐ, đầu tư tài chính dài hạn...). Tương ứng với tài sản như thế cần lựa chọn một loại nguồn vốn thích hợp. Về nguyên tắc nguồn vốn dài hạn (vay dài hạn, vốn CSH) được xem là nguồn để hình thành tài sản dài hạn nhưng đối với tài sản lưu động thì ta cần nguồn vốn gì là thích hợp?
Trong tài sản lưu động người ta chia thành 2 loại là tài sản lưu động thường xuyên và tài sản lưu động thời vụ. Vì tài sản lưu động thường xuyên mặc dù là tài sản ngắn hạn nhưng tài sản thường trực và ổn định, ko thay đổi nên bản chất nó dài hạn nên nguồn hình thành phải là nguồn vốn dài hạn.
3 chiến lược nguồn vốn:
* Nguồn vốn dài hạn = Tài sản dài hạn + TSLĐ thường xuyên + TSLĐ thời vụ
* Nguồn vốn dài hạn = Tài sản dài hạn + TSLĐ thường xuyên;
Nguồn vốn ngắn hạn = TSLĐ thời vụ
* Nguồn vốn dài hạn = Tài sản dài hạn + một phần TSLĐ thường xuyên
Nguồn vốn ngắn hạn = Một phần TSLĐ thường xuyên + TSLĐ thời vụ
(Nguồn vốn dài hạn có thể là vốn CSH hoặc vốn vay dài hạn)
Lựa chọn nguồn vốn nào là tùy thuộc vào khẩu vị của DN nhưng nguyên tắc nguồn vốn dài hạn càng nhiều thì áp lực trả nợ càng ít và sẽ có thời điểm bị dư thừa vốn -> chi phí vốn gia tăng -> giảm lợi nhuận.
Về nguồn vốn dài hạn DN có thể sử dụng vốn CSH hoặc vốn vay dài hạn. Lúc này vốn vay là bao nhiêu thì nó lại phụ thuộc vào ngành nghề mà DN kinh doanh và DN đang dứng ở chu kỳ kinh doanh nào. Sự đánh giá của nhà đầu tư vào cấu trúc vốn của DN thể hiện qua giá cổ phiếu là kết quả cuối cùng mà DN có được một cấu trúc vốn tối ưu nhất (chi phí vốn thấp nhất).
12. Chiến lược giảm thiểu rủi ro
a. Rủi ro thiên nhiên
b. Rủi ro do biến động về kinh tế (lạm phát, tỷ giá, lãi suất, giá cả...)
Ví dụ:Xăng dầu chiếm một vị trí rất quan trọng, đặc biệt trong các ngành sản xuất, kinh doanh
Trong hoạt động vận tải, chi phí cho xăng dầu chiếm đến 40%, sản xuất điện chiếm từ 22-25%...
Ở nhiều nước phát triển, với sự phát triển thị trường hàng hóa, người ta sử dụng những công cụ tài chính để phòng ngừa rủi ro giá biến động. Đó là các nghiệp vụ phòng vệ sử dụng các công cụ phái sinh. Gồm hợp đồng fowards, futures, swaps, options.
Quay lại trở lại VN, hiện nay giá xăng dầu vẫn chưa theo cơ chế thị trường (nhà nước vẫn kiểm soát giá) nên vẫn chưa có nghiệp vụ phòng vệ giá này.
c. Rủi ro liên quan đến yếu tố kỹ thuật