Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Qui luật 70

Qui luật 70 là một qui tắt theo kinh nghiệm (rule of thumb) hữu ích để giải thích khoảng thời gian tham gia vào mô tả sự tăng trưởng theo hàm mũ với hệ số không đổi. Ví dụ: nếu sự tăng trưởng được đo theo hằng năm với tỉ lệ tăng trưởng 1% thì sau mỗi 70 năm, dân số sẽ tăng gấp đôi. Nếu với tỉ lệ 2% thì dân số tăng gấp đôi sau mỗi 35 năm.
Con số 70 xuất phát từ quan sát rằng lôgarit tự nhiên của 2 là xấp xỉ 0.7, và nếu đem giá trị đó nhân với 100 ta được 70. Vậy để tìm ra thời gian cần thiết để tăng gấp đôi dân số, ta lấy tỉ lệ tăng hằng năm nhân với logarit tự nhiên của 2. Để tìm ra thời gian cần thiết để tăng với hệ số là 3 thì ta dùng lôgarit tự nhiên của 3, xấp xỉ 1.1

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

'Bơm' hay không nên 'bơm' tín dụng?

'Bơm' hay không nên 'bơm' tín dụng?

Chuyên gia kinh tế Huỳnh Thế Du

Đó là góc nhìn của chuyên gia kinh tế Huỳnh Thế Du, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright trong cuộc trao đổi với Thanh Niên về các nút thắt trên thị trường hiện nay.

* Ngân hàng (NH) thừa vốn, doanh nghiệp (DN) thiếu vốn, mệnh đề này kéo dài đang tạo nên tâm lý bằng mọi cách phải bơm tín dụng để "chữa" căn bệnh trì trệ của nền kinh tế, quan điểm của ông thế nào?
- Tôi cho rằng nền kinh tế hiện đã quá nhiều tiền. Tính một cách thận trọng, tổng dư nợ tín dụng/GDP đã lên tới 1,2 lần. Đây là một tỷ lệ rất lớn với điều kiện kinh tế VN. Vậy tiền đang nằm ở đâu, tại sao tiền nhiều nhưng vẫn có cảm giác thiếu thốn? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải ngược trở lại quá trình chuyển đổi kinh tế nhà nước sang tư nhân trước đây. Sau khi chuyển đổi, không ít DN lớn có "quan hệ", thậm chí tự thành lập ra các NH nên vốn đổ vào cho họ rất lớn. Tín dụng cho khu vực ngoài quốc doanh đã chiếm tới 2/3 tổng dư nợ. Đáng nói là một phần rất lớn được các DN đầu cơ vào bất động sản và những tài sản khác. Trong khi đó, hoạt động sản xuất kinh doanh có thể tạo ra sản phẩm, tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế; DN vừa và nhỏ không có quan hệ lại thiếu vốn.
“Bơm” hay không nên “bơm” tín dụng?
Theo các chuyên gia, vấn đề của nền kinh tế hiện nay là phân bổ vốn chưa hợp lý - Ảnh: Ngọc Thắng
 
Vấn đề hiện nay không phải là thiếu vốn mà là phân bổ vốn chưa hợp lý. Vì vậy, việc phải làm là chuyển một phần tín dụng có tính chất đầu cơ, kém hiệu quả sang các lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả hơn
Ý tôi muốn nói là, vấn đề hiện nay không phải là thiếu vốn mà là phân bổ vốn chưa hợp lý. Vì vậy, việc phải làm là chuyển một phần tín dụng có tính chất đầu cơ, kém hiệu quả sang các lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả hơn.
* Khái niệm "nắn dòng" tín dụng đã được đặt ra khá lâu rồi nhưng vẫn không thực sự hiệu quả, tại sao vậy thưa ông?
- Lý do lớn nhất theo tôi là do chúng ta vẫn tiếp tục "bơm" tín dụng nên các hoạt động đầu cơ, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả vẫn cảm thấy có cơ hội để bấu víu. Tôi lấy ví dụ, những dự án đang đầu tư dở dang hoặc đã hoàn thiện nhưng bỏ hoang, chủ sở hữu có muốn bán không? Chắc chắn không vì bán sẽ lỗ nặng, thậm chí mất cả vốn chủ sở hữu. Còn giữ, họ hy vọng sẽ lấy lại phần đầu tư. Nếu cứ bơm tín dụng, họ càng có cơ hội duy trì mà tiền thì chảy vào chỗ không hiệu quả.
* Ý ông là chúng ta không nhất thiết phải cố gắng thực hiện kế hoạch tăng trưởng tín dụng 12% trong năm nay?
- Đúng thế. Chúng ta phải thẳng thắn với nhau rằng, đối tượng vay được tiền gần như vẫn chỉ là các DN lớn vừa hoạt động cái này, vừa hoạt động cái kia. Hành vi của DN rất đơn giản. Bình thường thì họ sẽ tập trung vào hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhưng đứng trên ngưỡng cửa "được - mất" thì họ sẽ tập trung vào các hoạt động khả năng mất nhiều hơn. Và như thế, tín dụng bơm ra sẽ tiếp tục chảy vào đầu cơ, chảy vào bất động sản. Tôi cho rằng công cụ tín dụng đã không còn phát huy hiệu quả với cơ chế phân bổ hiện tại. Nếu tiền vẫn được bơm ra thì hoạt động đầu cơ lại có cơ hội để nhận phần tín dụng và nó sẽ tiếp tục giữ cái dự án bỏ hoang nói trên. Kinh tế sẽ tiếp tục đình trệ.
 
Tiền sẽ đi đâu?
   Tiến sĩ Lê Thẩm Dương
Tiến sĩ Lê Thẩm Dương phân tích: mâu thuẫn hiện nay là nếu không tăng tín dụng thì các chỉ tiêu vĩ mô khó đảm bảo, các NH khó sống vì không có lãi. Nhưng tăng thì chất lượng chắc chắn sẽ giảm bởi chúng ta nói tăng không hạ chuẩn nhưng thời điểm này, lấy đâu ra DN đủ "chuẩn"? Hơn nữa, tăng trong khi tồn kho chưa giải quyết được, nợ xấu chưa xử lý, niềm tin thị trường chưa khôi phục thì tiền sẽ đi đâu? Tôi cho rằng, không nên tăng bằng mọi giá. Chúng ta có thể không đạt kế hoạch tăng trưởng tín dụng đề ra nhưng có được sự ổn định, đó mới là điều quan trọng.
* Vậy chúng ta phải "nắn" tín dụng như thế nào cho hiệu quả, thưa ông?
- Cái khó hiện nay là sự lẫn lộn giữa phần tốt và không tốt trong cùng một "cơ thể" DN. Những DN đã đầu cơ nhiều trong thời gian qua bị dính chùm giữa có hiệu quả và không có hiệu quả. Rồi các DN vừa và nhỏ hoạt động kinh doanh vẫn tốt nhưng tài sản đảm bảo không có nên không vay được vốn; Hay nhiều DN có phương án kinh doanh khả thi, có điều kiện hoạt động tốt nhưng không tiếp cận được tín dụng... Phải có cơ chế tách giữa cái xấu và cái tốt, sau đó dồn nguồn lực cho những hoạt động kinh doanh có hiệu quả.  
* Theo ông thì cơ quan nào sẽ đứng ra làm việc này?
- Hãy để cho cơ chế thị trường tự làm chứ không ai có thể làm thay được. Đó là quá trình mua bán sáp nhập DN, quá trình giải thể, tái sản xuất...
* Nhưng như ông vừa nói, có những hoạt động có hiệu quả và không hiệu quả dính chùm nhau trong cùng một DN, nếu chúng ta để thị trường tự xử lý, rất có thể sẽ dẫn đến chết chùm?
- Nếu ta ngưng tín dụng thì phần kém hiệu quả sẽ chết, phần hoạt động có hiệu quả sẽ có người chủ mới "nhảy" vào mua. Cái này gọi là sự phá hủy sáng tạo. Sự chết chùm (mà cô lo lắng) thực tế chỉ là thay chủ sở hữu. Ông chủ sở hữu cũ sẽ trắng tay và một ông chủ sở hữu mới sẽ thay thế. Vậy nên cứ mạnh dạn để thị trường đào thải. Tài sản của DN cũng thế chấp NH, khi đổi chủ sẽ xác định được phần nợ nào mất đi. Phần nợ xấu lòi ra thì NH phải tìm cách xử lý; phần DN mất, DN phải xử lý. Nếu phần nợ xấu của NH có khả năng dẫn đến vốn chủ sở hữu bị âm thì lại xảy ra quá trình đổi chủ tiếp. Cơ chế là như thế.
* Ông cho rằng ngưng bơm tín dụng có ảnh hưởng gì đến lãi suất?
- Lãi suất luôn "nhìn" lạm phát. Nếu lạm phát được kéo xuống thì lãi suất tự động được kéo xuống. Thay vì cố gắng thực hiện kế hoạch tăng trưởng tín dụng, tôi cho rằng NHNN nên tập trung hơn nữa vào vấn đề xử lý nợ xấu. Phải ép bán các dự án bỏ hoang nói trên. Muốn vậy, chỉ có cách đừng cho họ vay nữa. Lúc đó, chủ sở hữu buộc phải bán đi. Người mua chắc chắn không để đó, vì để đó họ sẽ không mua. Dự án được sử dụng là tạo ra giá trị gia tăng, tạo ra hiệu quả cho xã hội. Nếu không được bán đi, hạch toán bên vay vẫn là 1.000 tỉ đồng nhưng thực chất thị trường chỉ còn 500 tỉ đồng. Tình trạng bỏ hoang, lãng phí tiếp tục duy trì không biết đến bao giờ. 
* Theo ông, việc này có mất nhiều thời gian không?
- Nếu ta cứ đặt kế hoạch 6 tháng hay từ nay cuối năm... phải đạt mức tăng trưởng A, B, C nào đó thì sẽ mâu thuẫn với mục tiêu dài hạn. Nếu để thị trường tự sàng lọc khắc nghiệt thì những người có khả năng quản lý tốt, kinh doanh hiệu quả sẽ tiếp nhận được nguồn lực của nền kinh tế. Còn những DN, cá nhân làm ăn bết bát, lao theo đầu cơ phải chấp nhận mất phần tài sản. Nói cách khác, nó chỉ là sự chuyển dịch tài sản, nguồn lực của nền kinh tế từ người sử dụng kém hiệu quả hơn sang người có hiệu quả hơn. Và khi đó, kinh tế sẽ thoát khỏi sự đình trệ hiện nay để hoạt động có hiệu quả hơn.
Phải đảm bảo 4 yêu cầu
 Tiến sĩ Trần Du Lịch
Theo tiến sĩ Trần Du Lịch, vấn đề không phải là tăng hay không tăng tín dụng mà là tăng như thế nào.
Theo tôi, tăng tín dụng hiện nay phải đảm bảo 4 yêu cầu sau: Đầu tiên là không hạ chuẩn cho vay để tăng tín dụng lại đi kèm với tăng nợ xấu. Thứ hai là những DN nếu được vay thêm một phần tín dụng sẽ "sống" thì đừng để họ chết. Thứ ba là phải giảm lãi suất trung hạn để giúp DN lên kế hoạch đầu tư dài hạn và cuối cùng là tăng tín dụng để tăng tổng cầu mà không tăng lạm phát.
Nguyên Khanh (thực hiện)

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

Trọng cung hay trọng cầu để “cứu” nền kinh tế?

Trọng cung hay trọng cầu để “cứu” nền kinh tế?
Theo chuyên gia kinh tế Bùi Trinh, thành tựu của nền kinh tế từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước đến 2005 - 2006 hoàn toàn là do chính sách trọng cung.

Chưa đủ để tạo nên một cuộc tranh luận cho ra nhẽ, song kiến nghị “phải quay về chính sách trọng cung” của ông Bùi Trinh cũng khiến nhiều vị chuyên gia phải hơn một lần đứng lên tại một diễn đàn kinh tế vừa diễn ra cuối tuần qua.

Không mấy quen thuộc tại những hội nghị, hội thảo do các cơ quan của Quốc hội chủ trì, song cái tên Bùi Trinh lại được chính một số chuyên gia kinh tế và nhà quản lý nhắc đến với sự vị nể nhất định về chuyên môn trong một lĩnh vực chuyên về các con số.

Xuất hiện với lời tự giới thiệu chỉ là “nhân viên” của Tổng cục Thống kê, ông Trinh cũng nhấn mạnh rằng ông chỉ trình bày ý kiến cá nhân, không thay mặt ai cả.

Trước khi ông Trinh được mời phát biểu, khá nhiều chuyên gia kinh tế đã đăng đàn chẩn bệnh và kê đơn cho sức khỏe vốn đang trầm trọng đến mức không hấp thụ được cả thuốc bổ của nền kinh tế, theo nhận xét của Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên.

“Thành tựu của nền kinh tế từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước đến 2005 - 2006 hoàn toàn là do chính sách trọng cung. Nhưng rất tiếc là sau đấy đã quay sang quản lý tổng cầu nên cứ loay hoay hết kiềm chế lạm phát lại kích thích tăng trưởng”, ông Trinh vào đề.

Nhấn mạnh quản lý tổng cầu chỉ mang tính nhất thời, ngắn hạn, thế nhưng một số vị chuyên gia lại gây sức ép với Chính phủ về điều hành theo hướng đó, ông Trinh cho rằng, “nền kinh tế đất nước bị thế này có đóng góp không nhỏ của các chuyên gia, nhà kinh tế”.

Giữa không ít tiếng cười bật lên cùng những luận bàn nho nhỏ trong hội trường đang có mặt của hơn 100 nhà quản lý, chuyên gia, ông Bùi Trinh vẫn đều giọng: “Các chuyên gia phải có trách nhiệm với nền kinh tế đất nước”.

Kiến nghị rất mạnh mẽ là phải quay về chính sách trọng cung để phát triển bền vững, song nhà thống kê này cũng lường trước không ít khó khăn. Vì “mình hô hào chống tham nhũng nhưng chi phí ngầm của doanh nghiệp ngày càng cao và trắng trợn, tỷ suất lợi nhuận không cao bằng lãi suất thì nếu có quay sang trọng cung cũng khó”.

“Quản lý tổng cầu là hết sức sai lầm, thế giới đã chứng minh rõ ràng rồi”, ông Trinh thêm một lần nhấn lại quan điểm, trước khi trao micro cho diễn giả khác.
 
“Nhất trí ý kiến anh Bùi Trinh, nên quay về trọng cung, tập trung cho sản xuất và cung tiền cho phù hợp với sản xuất”, TS. Nguyễn Văn Trình (Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp.HCM) ngay lập tức hưởng ứng.

Chủ tọa phiên thảo luận hơi bối rối khi cùng lúc đón nhận nhiều tín hiệu muốn phát biểu. Chuyên gia kinh tế Trương Đình Tuyển được “ưu tiên”, dù trước đó ông đã đăng đàn chính thức với bản tham luận về tái cơ cấu nền kinh tế.

“Sau này sẽ cùng nhau tranh luận về trọng cung hay trọng cầu, còn đặt vấn đề trọng cung lúc này là không hợp lý. Vì hàng tồn kho đang rất cao, cầu quá yếu”, ông Tuyển nói.

Trung hòa quan điểm, Phó chánh văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Hữu Từ cho rằng trong lúc này phải “trọng cả hai”. Bây giờ trọng cầu thế nào, ngân sách chỉ có bằng ấy tiền, thu nhập của dân có thế, thu nhập thực tế của dân giảm, cầu thực tế thì giảm xuống thì trọng cầu thế nào? Còn trọng cung một cách tổng thể cũng không giải quyết được vì doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn nhiều.

“Bây giờ nên tính đến câu chuyện trọng cơ hội, tìm cơ hội và hướng chính sách vào các cơ hội”, ông Từ góp ý.

Cũng phát biểu lần thứ hai, chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia nói, 5 năm trở lại đây chính sách kinh tế vĩ mô chủ yếu đối phó với bất ổn, vì thế đau đâu chữa đó chứ không trọng cái nào hết. Và việc trong cùng một năm có thể chuyển từ thái cực nọ sang thái cực kia để ứng phó đã khiến cả doanh nghiệp và người dân đều “xác xơ không chịu nổi”. 

“Thất bại”. Được mời phát biểu khi diễn đàn đã gần khép lại, Đinh Tiến Minh - vị giảng viên tuổi đời còn khá trẻ - đã không ngần ngại dành cho chính sách trọng cầu hai chữ này.

Khi muốn thúc đẩy tăng trưởng thì mở rộng đầu tư và mở rộng  tiền tệ, rồi để kìm lạm phát phát thì lại thắt chặt, đến khi kinh tế suy thoái quá thì lại kích cầu, cứ như thế. “Tất cả các biểu hiện đó thuộc về nhóm chính sách quản lý tổng cầu, và chính sách đấy đã thất bại”, ông Minh khẳng định.

Theo ông Minh, để chuyển dịch từ chính sách trọng cầu sang chính sách trọng cung đặng tái cơ cấu nền kinh tế thành công thì đòi hỏi phải có sự hy sinh tạm thời. Điều này rất cần sự gương mẫu dẫn đầu của Chính phủ trong cắt giảm bộ máy, cắt giảm chi tiêu thường xuyên, kể cả phải hy sinh đóng góp của doanh nghiệp nhà nước vào GDP từ 27 – 28% hiện tại về mức 15% hoặc thấp hơn nữa.

“Nếu chỉ trông chờ vào sự hy sinh mất mát của dân thì không thể tái cơ cấu thành công”, ông Minh tỏ rõ quan điểm.

Vị diễn giả trẻ ngừng lời, từ vị trí điều hành phiên thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu đã ngay lập tức lưu ý, “nếu bạn đánh giá 10 năm qua việc thực hiện chính sách tổng cầu là một sự thất bại thì không nên kết luận như thế. 10 năm qua, Việt Nam là một trong những quốc gia tăng trưởng cao,  thoát ra khỏi nước thu nhập nghèo, thấp để chuyển qua thu nhập trung bình là một kỳ công”.

“Tôi hay nhắc các bạn trẻ nói hay nhưng đừng cao hứng quá”, ông Giàu nhẹ nhàng.

Supply side

Cựu thủ tướng Anh Margaret Thatcher, người vừa qua đời tuần trước, cùng với Ronald Reagan được cho là 2 lãnh tụ thiên hữu đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế và xã hội phương Tây (chính xác hơn là khối Anglo Saxon) trong thập kỷ 1980. Nhiều nhà bình luận cho rằng cặp đôi này đã đánh đổ ảnh hưởng của Keynesianism thống trị thế giới từ sau WWII và thực hiện hàng loạt chính sách supply side là tiền đề cho sự phục hồi kinh tế của Anh và Mỹ trong những năm sau đó. Cho đến nay mỗi khi nhắc đến supply side economics người ta lại nhớ đến 2 nhân vật lịch sử này.

Cả Thatcher và Reagan đều chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng kinh tế của Friedrich Hayek và Milton Friedman. Đây là những nhà kinh tế tin vào tính hiệu quả của thị trường tự do và gần như không chấp nhận bất kỳ sự can thiệp nào của nhà nước vào nền kinh tế thị trường. Vì vậy tư tưởng kinh tế chủ đạo của Thatcher và Reagan là giảm thuế thu nhập (cá nhân và doanh nghiệp) đồng thời cắt giảm chi tiêu công mà chủ yếu là các chương trình phúc lợi xã hội, nghĩa là giảm thiểu vai trò của nhà nước. Tin vào khả năng tự điều chỉnh của thị trường tự do nên cả hai, nhất là Thatcher, không ngần ngại thực thi những chính sách hà khắc dù nền kinh tế có thể rơi vào suy thoái. Là những lãnh tụ cánh hữu, Thatcher và Reagan là kẻ thù không đội trời chung với giới công đoàn, đến mức có lãnh tụ công đoàn Anh mừng ra mặt khi nghe tin Thatcher chết.

Tư tưởng kinh tế tự do của Thatcher và Reagan, mà đằng sau đó là Hayek và Friedman, bắt nguồn từ những nhà kinh tế cổ điển (classical) như Adam Smith, David Ricardo và đỉnh cao là Jean-Baptiste Say. Say's law cho rằng nền kinh tế chỉ bị chi phối bởi supply side, demand trên thực tế chỉ đơn giản là hệ quả của supply. Bởi vậy đối với một xã hội điều quan trọng là làm sao để supply tăng chứ không cần quan tâm đến demand. Thuế má, mà đằng sau nó là nhà nước, luôn là lực cản đối với thị trường tự do và do vậy làm chậm lại sự tăng trưởng của supply side. Những lập luận đại loại như tăng lãi suất làm tăng chi phí sản xuất do đó làm giảm output dẫn đến supply giảm và giá tăng, dù không liên quan trực tiếp đến vai trò của nhà nước, cũng thuộc về trường phái supply side vì không quan tâm đến demand side.

Vậy supply side economics đúng hay sai? Vì tôi còn đủ 2 tay nên chắc bạn sẽ thất vọng giống Harry Truman khi câu trả lời là "one one hand..., on the other hand...". Supply side economics đúng trong dài hạn nhưng không đúng trong ngắn hạn. Cho đến cuối thế kỷ 19 các nhà kinh tế từ Smith, Ricardo đến Malthus hầu như chỉ quan tâm đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Trên thực tế kinh tế học ra đời (từ Adam Smith) gần như cùng thời gian với cuộc Cách mạng Công nghiệp. Lần đầu tiên trong lịch sử, loài người biết đến tăng trưởng kinh tế và cải thiện mức sống. Trong những xã hội chỉ đủ tồn tại (subsistence society) trước thế kỷ 18, quả thực demand hoàn toàn do supply quyết định. Dự báo rất bi quan của Malthus về khả năng chiến tranh, nạn đói sẽ là hậu quả của limited supply of foods phản ánh rất rõ quan điểm demand sẽ phải điều chỉnh phù hợp với supply.

Nhưng không chỉ trong thế kỷ 18-19, từ nửa sau thế kỷ 20 một nhánh của kinh tế học (macro) phát triển rất mạnh cũng quan tâm đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Một loạt những mô hình tăng trưởng được xây dựng với rất nhiều yếu tố quyết định tăng trưởng như tỷ lệ đầu tư, tăng trưởng công nghệ, trình độ nhân lực, thể chế kinh tế/chính trị... Dù những mô hình tăng trưởng này rất đa dạng và khác xa những gì các nhà kinh tế cổ điển phân tích trong những thế kỷ trước, điểm chung của chúng vẫn là demand side không có vai trò trong tăng trưởng dài hạn. Kinh tế chỉ phát triển khi supply, chính xác hơn là supply capacity, của xã hội gia tăng. Tất nhiên không phải ai cũng đồng ý với quan điểm này (vd một số người cho rằng consumerism là động lực phát triển kinh tế của các nước phương Tây, nhất là Mỹ), nhưng dù sao supply side economics dưới dạng growth theory đã và đang là một nhánh chính thống của kinh tế học hiện đại.

Trong dài hạn tất cả chúng ta đều chết! Câu nói nổi tiếng này của John Maynard Keynes mở đầu cho một nhánh mới trong kinh tế học chú trọng vào các hoạt động kinh tế trong ngắn hạn. Thực ra trong thế kỷ 19 đã có một số nhà kinh tế chỉ ra hiện tượng chu kỳ kinh tế (business cycle) cho thấy ngoài những yếu tố dài hạn mà supply side economics quan tâm còn có những yếu tố ngắn hạn có ảnh hưởng không nhỏ vào nền kinh tế. Trước Keynes ít nhất đã có Joseph Schumpeter và các nhà kinh tế trường phái Áo tìm cách giải thích hiện tượng kinh tế biến động trong ngắn hạn này. Sau Keynes còn có Hyman Minsky và nhánh Real Business Cycle (RBC). Dù mỗi nhánh kinh tế đó đều có cách giải thích riêng cho hiện tượng chu kỳ kinh tế, một đặc điểm chung là họ đều chú trọng vào supply side. Kinh tế tăng trưởng hay suy thoái chủ yếu vì supply gia tăng hay suy giảm, có thể vì vòng đời doanh nghiệp biến đổi như quan điểm của Schumpeter, chu kỳ tăng giảm credit theo Austrian hay Minsky, hoặc các thể loại real shocks theo RBC. Demand vẫn không có mặt (hoặc có vai trò rất nhỏ) trong những lý thuyết này.

Tuy nhiên bài học đầu tiên của bất kỳ sinh viên kinh tế nào là một thị trường phải được xác định bởi supply và demand. Nếu học cao hơn một chút các bạn sẽ biết về khái niệm cân bằng tổng thể (general equilibrium) khi supply và demand của các thị trường khác nhau tương tác với nhau. Nói nôm na là nền kinh tế là một thể thống nhất, dù thị trường xe hơi và thị trường thịt heo khác nhau rất xa, không ít thì nhiều chúng vẫn có tác động qua lại. Mặc dù khái niệm về demand và supply đã có từ thời invisible hand của Adam Smith, lý thuyết equilibrium và general equilibrium chỉ phát triển sau khi nhánh kinh tế vi mô (microeconomics) ra đời giữa thế kỷ 19, sau cuộc cách mạng của trường phái Marginalism. Gọi là cách mạng (marginal revolution) vì kinh tế học đã chuyển mình từ những tranh luận có tính chất philosophy và rất định tính sang một ngành "có hơi hướng khoa học" với những axiom, theorem, equation.... Bản thân tên gọi "political economy" phổ biến trước đó cũng dần dần được đổi thành "economics", chẳng biết có phải là kết hợp của "economy" và "mathematics" hay không.

Khi cuộc Đại Suy thoái 1929-1933 (Great Depression*) xảy ra, chứng kiến cảnh nông dân Mỹ phải đổ bỏ sữa hay dìm chết gia cầm, câu trả lời của các nhà kinh tế học rõ ràng phải từ demand side. Lý thuyết tổng quát của Keynes ra đời từ thực tế cuộc Đại Suy thoái kết hợp với kết quả của hơn nửa thế kỷ phát triển ý tưởng general equilibrium trước đó. Mô hình IS-LM mà John Hicks "toán hoá" từ Lý thuyết Tổng quát của Keynes là mô hình macro có tính chất general equilibrium đầu tiên dù rất đơn sơ. Keynesian, đồng nghĩa với macroeconomics, ra đời đem đến 3 đóng góp lớn cho kinh tế học. Thứ nhất như đã nói bên trên nó là sự kết hợp của demand và supply trong một tổng thể general equilibrium cho cả nền kinh tế trong ngắn hạn, là khoảng thời gian mà đa số người dân và doanh nghiệp quan tâm. Câu phát biểu nổi tiếng của Keynes trích dẫn bên trên là một lời chỉ trích giới kinh tế thời đó, chủ yếu là những nhà kinh tế chỉ quan tâm đến supply side - nghĩa là chỉ quan tâm đến dài hạn, không để mắt đến những khó khăn trước mắt của người dân và doanh nghiệp khi kinh tế suy thoái trong ngắn hạn.

Đóng góp lớn thứ hai, mà có thể coi là hệ quả của sự quan tâm vào ngắn hạn thay vì dài hạn, là ý tưởng về tính chất rigidity hay inefficiency của nền kinh tế. Trước Keynes và cả sau Keynes, đa số các nhà kinh tế tin vào tính hiệu quả của thị trường tự do. Cũng như đã tự bịt mắt không chịu nhìn nhận ảnh hưởng của demand side, những hiện tượng rigidity diễn ra hàng ngày cũng bị nhiều người bác bỏ bằng lập luận trong dài hạn thị trường sẽ tự điều chỉnh. Nhiều doctrine không phù hợp với thực tế trong ngắn hạn như classical dichotomy(**) hay Ricardian equivalence(***) là những chướng ngại vật ngăn cản giới kinh tế học trước Keynesian đưa ra một lý thuyết/mô hình khả dĩ phản ánh được thực tế hàng ngày. Keynesian đã gạt bỏ những "nguyên tắc" đó và đưa vào mô hình một số hiện tượng rigidity như Phillips curve hay price rigidity (có thể coi animal spirit là một dạng price rigidity). Sự hiện diện của một/vài dạng rigidity trong mô hình là đặc điểm của bất kỳ mô hình Keynesian hay New Keynsian nào sau này.

Đóng góp thứ ba là vai trò của nhà nước trong việc điều chỉnh aggregate demand trong ngắn hạn, đây là hệ quả của sự tồn tại rigidity/inefficiency trong các mô hình Keynesian. Bây giờ mở báo ra đọc bạn sẽ thấy cụm từ "chính sách tài khóa, tiền tệ" nhan nhản, từ Đông chí Tây. Nhưng trước cuộc Đại Suy thoái có lẽ chính sách kinh tế quan trọng nhất mà các nước phương Tây thời đó phải quyết định chỉ là đánh thuế hàng nhập khẩu (tariff) bao nhiêu cho vừa. Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế rất nhỏ, bản thân các nhà kinh tế (supply side) như đã nói bên trên hầu như chẳng liên quan gì đến chính sách. Ngân hàng trung ương ra đời trước đó chưa lâu chủ yếu để thực hiện chức năng người cho vay cuối cùng, hoặc có active hơn cũng chỉ để bảo vệ chế độ bản vị vàng rất thịch hành lúc đó.

Với những lý thuyết kinh tế không bao gồm một/vài dạng rigidity, supply và demand luôn phản ánh hành vi tối ưu của nhà sản xuất và người tiêu dùng. Bởi vậy trong bất kỳ hoàn cảnh nào nền kinh tế cũng trong tình trạng tối ưu nhất có thể dù đang là booming hay recession. Trong trường hợp này bất kỳ sự can thiệp nào của nhà nước đều làm méo mó hành vi tối ưu và do vậy dẫn đến một trạng thái kém hiệu quả hơn cho cả nền kinh tế. Nhưng một khi đã có rigidity, một ví dụ rất nổi tiếng mà Keynes đưa ra là paradox of thrift(****), thì lập luận cổ điển không còn đúng nữa. Hành vi của một cá nhân có thể là tối ưu cho cá nhân đó nhưng cả nền kinh tế có thể rơi vào trạng thái không tối ưu. Trong trường hợp này nhà nước có thể can thiệp để làm thay đổi hành vi cá nhân và đưa nền kinh tế đến một trạng thái tốt hơn.

Ở đây cần nhấn mạnh đến sự khác biệt giữa dài hạn và ngắn hạn. Keynesian và macroeconomics nói chung (trừ nhánh growth theory) chỉ quan tâm đến ngắn hạn, nói cách khác là chỉ quan tâm đến chu kỳ kinh tế. Một cách tổng quát có thể nói mục tiêu của macroeconomics là ngăn không để chu kỳ kinh tế biến động quá nhiều dẫn đến những giai đoạn boom-bust lớn như cuộc Đại Suy thoái. Vì trong ngắn hạn năng lực sản xuất vật lý (mày móc, nhà xưởng, nhân công) của nền kinh tế không thể thay đổi mạnh nên cách chính sách kinh tế chủ yếu tập trung vào demand side. Có lẽ vì lý do này mà một số người gọi các chính sách kinh tế của macroeconomics nói chung và Keynesian nói riêng là "demand management".

Đến nay demand management thông qua hai nhóm chính sách chủ yếu: tài khóa (fiscal) và tiền tệ (monetary). Cả 2 nhóm chính sách này đều dựa vào đặc tính rigidity của nền kinh tế trong ngắn hạn theo quan điểm Keynesian. Với các chính sách tài khóa, vẫn hay được nhắc đến với cái tên "kích cầu", nhà nước phải can thiệp vì trong giai đoạn kinh tế suy thoái người dân và doanh nghiệp không điều chỉnh tiêu dùng/đầu tư(^) đến điểm tối ưu cho toàn nền kinh tế mặc dù hành vi của từng cá nhân có thể hợp lý. Nhà nước có thể thực hiện những chính sách tài khóa (vd tăng chi tiêu/đầu tư công, tăng trợ cấp xã hội, giảm thuế) để bù vào phần sụt giảm aggregate demand trong ngắn hạn. Với các chính sách tiền tệ, nhà nước (cụ thể là central bank) tìm cách hiệu chỉnh rigidity về giá cả hàng hóa, dịch vụ, rigidity về perceived wealth(^^), rigidity trong credit market. Thực ra khởi thủy của chính sách tiền tệ bắt nguồn từ trường phái monetarism của Milton Friedman. Nếu Friedman không phải là một libertarian (người chủ trương giảm thiểu vai trò của nhà nước<^^^>) thì có lẽ monetarism đã là một phần của Keynesian. Dẫu sao lý do chính của sự tồn tại của monetarism cũng chính là ý tưởng nền kinh tế có nhiều rigidity mà Keynesian đã chỉ ra.

Như đã chỉ ra bên trên, supply side economics không cho rằng nhà nước có vai trò gì trong nền kinh tế. Cách "chính sách kinh tế" mà Reagan và Thatcher thực hiện thực ra là những biện pháp giảm bớt vai trò quản lý/điều hành kinh tế của nhà nước. Nền kinh tế vận hành tốt nhất theo họ là một laissez faire, nghĩa là một nền kinh tế thị trường tự do tuyệt đối. Tuy nhiên dù có ủng hộ thị trường tự do đến mức nào, đến nay ai cũng phải ít nhất thừa nhận vai trò của nhà nước trong việc cung cấp một số hàng hóa/dịch vụ công(^^^^) như giáo dục, y tế, trật tự xã hội... Một vai trò quan trọng nữa của nhà nước là đảm bảo một "sân chơi" bình đẳng cho tất cả các đối tượng trong nền kinh tế, từ những việc như đảm bảo cạnh tranh lành mạnh/chống độc quyền cho đến bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ minority share holders vì vấn đề bất đối xứng thông tin. Từ những năm 1980 giới supply side economics bắt đầu cổ súy cho những "chính sách kinh tế" trong những lĩnh vực nói trên. Để đối nghịch lại các chính sách demand management mà phe Keynesian cổ súy, một số người gọi những chính sách này là microeconomic policy, hoặc microeconomic reform. Trào lưu deregulation trong giai đoạn 80-90 là một ví dụ của các chính sách supply side này.

Khác với các chính sách supply side của Reagan và Thatcher và demand side của Keynesian, đa số các microeconomic policy được các nhà kinh tế ủng hộ bất kể trường phái nào. Trên nguyên tắc những chính sách kiểu này không loại trừ và có thể tiến hành song song với các chính sách demand management. Trong khi các chính sách demand có mục đích làm giảm sự biến động của các chỉ số vĩ mô trong ngắn hạn, (supply side) microeconomic policy nhắm đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Hầu hết các chính sách cởi trói kinh tế của VN từ sau Đổi mới đều có thể xếp vào nhóm microeconomic policy. Thành tựu kinh tế VN đạt được trong hơn 20 năm qua chủ yếu do những chính sách này, đúng như chuyên gia kinh tế Bùi Trinh phát biểu. Anh Bùi Trinh cũng nói đúng là VN phải tiếp tục đẩy mạnh những chính sách "trọng cung" này, vd cổ phần hoá hệ thống SOE, cải tổ chế độ sở hữu đất đai, phát triền và bảo vệ tính cạnh tranh của các thị trường đã được bao bọc quá lâu như điện lực, xăng dầu, hàng không... Bên cạnh đó những chính sách "trọng cung" dài hạn hơn như đầu tư vào giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, y tế cộng đồng và an sinh xã hội, cải tổ hệ thống hành (là) chính, xây dựng hệ thống luật và tư pháp công bằng, không chỉ giúp cho kinh tế phát triển mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống lâu dài cho người dân, đây mới là mục tiêu cuối cùng chứ không phải những con số tăng trưởng vô hồn.

Nhưng anh Bùi Trinh và Đinh Tuấn Minh nói không đúng khi cho rằng phải từ bỏ các chính sách "trọng cầu" vì chúng đã thất bại. Trước hết cần phân biệt chính sách thất bại vì nó được thiết kế và vận hành sai với thất bại vì bản chất sai. Tôi cho rằng nhiều chính sách demand management của VN trong vòng hơn 10 năm qua không được thiết kế tốt, nhưng chủ yếu vì policy maker của VN bị nhiều ràng buộc cơ chế và tác động chính trị, tất nhiên không loại trừ phương án họ không đủ trình độ hoặc bị các nhóm lợi ích tác động, chứ không phải bản chất các chính sách monetary hay fiscal policy sai. Thứ hai khẳng định các chính sách demand management trong 10 năm qua của VN hoàn toàn thất bại, không chỉ làm những người đã từng liên quan như ông Nguyễn Văn Giàu "nóng mặt", mà theo tôi hơi vội vàng. Tình hình kinh tế "bê bết" hiện tại của VN có nhiều nguyên nhân, chắc chắn demand managment không phải tội đồ chính. Hơn nữa ngay cả khi các chuyên gia này chứng minh được demand management policy thất bại, giải pháp trong ngắn hạn phải là sửa đổi lại các chính sách ngắn hạn chứ những chính sách trọng cung dài hạn không thể có tác dụng tức thời. Mặc dù không nói rõ nhưng đây cũng là ý của ông Trương Đình Tuyển khi cho rằng các chính sách trọng cung không giải quyết được vấn đề hàng tồn kho hiện tại.

Vậy những chính sách trọng cầu VN thực hiện trong hơn 10 năm mà anh Bùi Trinh và Đinh Tuấn Minh cho rằng đã thất bại là những chính sách gì? Về mặt fiscal policy VN có 2 lần chủ động "kích cầu" quan trọng sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (1997-1999) và cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ/châu Âu (2007-2009). Theo số liệu của ADB, lần đầu VN tăng budget deficit từ 8% GDP năm 1998 lên 18.9% năm 2000, lần thứ hai tăng từ surplus 2.4% (2008) lên deficit 14.7% (2010). Tôi không có nhiều thông tin về lần kích cầu đầu tiên, về lần thứ hai tôi đã có một số entry trên blog criticize cách thức kích cầu. Hiệu quả của hai lần kích cầu đó chắc chắn có nhiều tranh cãi, tuy vậy công bằng mà nói về bản chất VN đã thực hiện đúng lý thuyết demand management, nghĩa là gia tăng government deficit trong các giai đoạn kinh tế suy giảm để giảm xóc bớt cho nền kinh tế. Sau khi kinh tế phục hồi, budget deficit giảm, thậm chí chuyển sang surplus (2004, 2006, 2008), cũng phù hợp với yêu cầu của demand management. Nói vậy không có nghĩa tôi tán thành fiscal policy của VN. Tuy sự biến đổi của fiscal deficit phù hợp với textbook nhưng level quá cao, deficit năm 2011 là 9% GDP (ADB chưa có số liệu cho 2012) cao hơn nhiều so với khuyến cáo của IMF chỉ nên dưới 5% (Hi lạp trong những năm khủng hoảng nợ công vừa qua cũng có deficit xấp xỉ 10% GDP). VN cần phải cải tổ lại budget để giảm deficit về level dưới 5% GDP trong những giai đoạn suy giảm kinh tế và có surplus trong những giai đoạn tăng trưởng để đảm bảo budget balance bằng không trong một chu kỳ kinh tế. Đây là một nguyên tắc căn bản của demand management.

Tương tự như fiscal policy, monetary policy của VN cũng tuân thủ khá sát lý thuyết demand management trong hơn 10 năm qua. Trong những giai đoạn suy giảm kinh tế nói trên, số liệu lending rate của IFS cho thấy SBV đã đưa lãi suất này về từ 14.4% (1998) xuống 9% (2002), rồi từ 15.8% (2008) xuống 12.4% (2012). Nhưng đó chỉ là trên bề mặt, thực tế SBV đã mắc khá nhiều sai lầm về mặt chính sách. Còn nhớ giai đoạn 2005-2007 khi dòng vốn ngoại ào ạt chảy và VN trước viễn cảnh VN gia nhập WTO, SBV đã không có động thái gì để giảm độ nóng của thị trường tài chính. Tăng trưởng tín dụng đã có lúc lên đến 50%/năm, một phần do chính sách mua dự trữ ngoại tệ mà không sterilize của SBV. Sai lầm của SBV đã làm lạm phát tăng vọt qua mức 2 con số, ngưỡng tâm lý quan trọng đối với người dân VN đã từng chịu đựng những năm tháng siêu lạm phát trước đây. Sự tăng trưởng hỗn loạn của hệ thống ngân hàng mà hệ quả là cục nợ xấu đang treo lơ lửng trên nền kinh tế cũng xuất phát từ những năm tăng trưởng nóng đó, có một phần không nhỏ trách nhiệm giám sát hệ thống ngân hàng của SBV.

Tuy nhiên sai lầm quan trọng nhất của SBV trong thời gian qua là khăng khăng giữ tỷ giá VND quá cao (overvalued) quá lâu. Một nền kinh tế bị lạm phát cao và current account deficit liên tục nhiều năm là điều kiện đủ để central bank phá giá đồng nội tệ. Demand management cũng ủng hộ chính sách phá giá khi kinh tế suy thoái. Tất nhiên phá giá sẽ làm gánh nặng nợ nước ngoài nặng hơn, tất nhiên phá giá sẽ làm giá nguyên liệu nhập khẩu cao hơn, nhưng đó là tín hiệu thị trường quan trọng cho nền kinh tế tái cấu trúc thay vì các khẩu hiệu khơi khơi từ các quan chức. Giữ tỷ giá ổn định trong thời gian dài, điều mà SBV vẫn tự hào là thành tích của mình, đã góp phần làm hàng hóa TQ tràn ngập thị trường VN. Ngay cả xét theo supply side điều này cũng không chấp nhận được. Supply side economics cũng không thể đồng ý với những chính sách làm méo mó thị trường tài chính của SBV như vốn điều lệ tối thiểu, quản lý vàng, trần lãi suất, trần tín dụng, ép buộc sáp nhập tái cấu trúc, và có thể sắp tới là một AMC rất tù mù. Trong khoảng 5 năm lại đây SBV đã và đang đi ngược lại hướng thị trường, cơ quan này cần phải có một cuộc thay máu và cải tổ sâu rộng trước khi nói đến demand hay supply side policy.

Để kết luận cái entry lan man và dài dòng này, xin nhắc lại demand management là những chính sách ổn định vĩ mô ngắn hạn. Những chính sách loại này cho dù được thiết kế và thực thi đúng cũng chỉ có giới hạn và không thể sử dụng cho mục tiêu tăng trưởng dài hạn. Tôi tin rằng VN đã có những sai lầm về mặt demand management, nhưng quan trọng hơn nhiều chính sách microeconomic reform đã bị chậm lại, thậm chí bị đảo ngược lại trong những năm gần đây. Tôi đồng ý với anh Bùi Trinh và Đinh Tuấn Minh là phải quan tâm hơn đến các chính sách "trọng cung", nhưng cũng cần phải chú trọng đến các chính sách "trọng cầu" ngắn hạn, hai nhóm chính sách này không hề loại trừ nhau. Nếu có sự loại trừ, đó là loại trừ giữa các chính sách kinh tế đúng đắn với những nhóm lợi ích dựa vào cơ chế và hệ thống chính trị.




Note: (*):  Chữ "depression" dịch thành "suy thoái" không chuẩn lắm vì không phân biệt được với "recession", nhưng tôi chưa biết cách dịch nào khác.
        (**): Classical dichotomy là khái niệm chỉ sự tách biệt của real và nominal side trong nền kinh tế. Theo khái niệm này money (supply) không có ảnh hưởng gì đến real activities mà chỉ làm thay đổi mức giá (lạm phát).
      (***): Ricardian equivalence cho rằng chính phủ đánh thuế hay phát hành trái phiếu đều có tác dụng như nhau vì trái phiếu chẳng qua là một hình thức dời thuế vào tương lai.
     (****): Paradox of thrift là hiện tượng khi tất cả người dân cùng tăng tỷ lệ tiết kiệm thì tổng income trong toàn nền kinh tế giảm, do đó số tiền tiết kiệm giảm (dù tỷ lệ tăng).
          (^): Đầu tư của doanh nghiệp trong ngắn hạn được liệt kê trong aggregate demand mặc dù trong dài hạn nó sẽ làm tăng năng lực sản xuất.
         (^^): Wealth là tổng giá trị tài sản của một cá nhân, doanh nghiệp, hay quốc gia. Khái niệm này khá phức tạp vì nó bao gồm physical và human wealth, đều là những giá trị rất khó đo lường. Bởi vậy đa số mọi người chỉ có thể ước lượng (perceive) wealth của mình và họ có thể ước lượng không đúng (vd undervalue trong giai đoạn suy thoái).
       (^^^): Ý tưởng central bank phải độc lập khỏi government cũng được Friedman cổ súy. Theo quan điểm của Friedman central bank phải vận hành như một cổ máy được lập trình sẵn chứ không phải một bộ phận của nhà nước.
      (^^^^): Thực ra có những nhóm extreme libertarian thậm chí còn phản đối việc nhà nước cung cấp giáo dục/y tế như một dịch vụ công. Ron Paul, một nghị sĩ bảo thủ rất nổi tiếng, ủng hộ việc hủy bỏ hệ thống giáo dục công, khuyến khích các gia đình tự dạy dỗ con ở nhà (home schooling).


From Giangle blog

THE DEMAND DOCTOR

THE DEMAND DOCTOR
What would John Maynard Keynes tell to do now – and should we listen?

By JOHN CASSIDY

Half a decade has passed since the bursting of a huge asset-price bubble, and the U.S. economy is still depressed. More, than ten million Americans are jobless, and many more are working part time. The gross domestic product has yet to recover its pre-bust level. In Florida and other areas where the speculative frenzy ran hot, vast developments stand empty. Overseas, things are no better, and in some places they're worse. Britain looks much like America. In Continental Europe, a debt crisis is wreaking havoc. Democratically elected governments appear powerless to turn things around. Political extremism is on the rise.

So conditions are grim when, on New Year's Day, 1935, the English economist John Maynard Keynes mails a letter to George Bernard Shaw. "I believe myself to be writing a book on economic theory which will largely revolutionize  ̶  not, I suppose, at once but in the course of the next ten years—the way the world thinks about economic problems," Keynes tells his friend. "I can't expect you, or anyone else, to believe this at the present stage. But for myself I don't merely hope what I say,—in my own mind, I'm quite sure." Keynes is right. When "The General Theory of Employment, Interest and Money" appears, in February, 1936, it provides an intellectual justification for the large-scale public-works programs that Keynes has been advocating for years, and that F.D.R.'s Administration has recently launched as part of the New Deal. Keynes argues against the idea that the economy will recover on its own, and in favor of active measures—the manipulation of public expenditures, taxes, and interest rates—to spur growth and employment. His theory will become the keynote of a new era of economic policy-making. The main impediment to such policies, Keynes writes, is the lingering influence of outmoded theories: 
The ideas of economists and political philosophers, both when they are right and when they are wrong, are more powerful than is commonly understood. Indeed the world is ruled by little else. Practical men, who believe themselves to be quite exempt from any intellectual influences, are usually the slaves of some defunct economist. Madmen in authority, who hear voices in the air, are distilling their frenzy from some academic scribbler of a few years back
Today, some regard Keynes himself as that academic scribbler, entrancing a generation of mindless followers. For many others, he's the economist whose sweeping theory, shaped by a Great Depression, remains the surest guide out of our current woes. In the wake of the global financial crisis of 2007-09, President George W. Bush and President Barack Obama both launched tax-relief and spending initiatives designed to stimulate growth. Nicolas Sarkozy, in France, and Gordon Brown, in Britain, proclaimed the end of the free-market era. We were all Keynesians, and knew it—for about five minutes.

In 2010, Britain's new government turned away from expansionary policies and introduced major budget cuts, making arguments that harked back to Keynes's opponents in the nineteen-thirties, such as Friedrich Hayek, an Austrian economist who taught at the London School of Economics. Soon Greece, Ireland, and other debt-burdened European countries were launching ever more Draconian austerity programs. On this side of the Atlantic, with unemployment remaining stubbornly high, conservative economists insisted that the Keynesian medicine had failed to cure the patient and had perhaps even worsened the disease—an argument seized upon by Republican politicians.

"Keynesian policy and Keynesian theory is now done," Governor Rick Perry, of Texas, declared during a Republican Presidential candidates' debate last month. "We'll never have that experiment on America again." The following night, however, President Obama proposed what, in all but name, was another Keynesian stimulus package: a four-hundred-and­fifty-billion-dollar jobs program, consisting of tax cuts and increases in federal spending.

Seventy-five years after the publication of “The General Theory,” there is a fierce and consequential argument about what, in Keynes’s economic theory, is living and what, as Perry would have it, is "done." Has the global economy's stuttering progress since 2008 demonstrated the limitations of Keynesian policies—or the dangers of abandoning them prematurely?

The publishing industry, at least, has been bullish on Keynes in the past few years. Robert Skidelsky, the author of a monumental three-volume Keynes biography, responded to the financial crisis with a new primer titled "Keynes: The Return of the Master." Another eminent English historian, Peter Clarke, followed up with "Keynes: The Rise, Fall and Return of the 20th Century's Most Influential Economist," while new collections on Keynes and Keynesianism have appeared from Cambridge University and M.I.T. This fall, there is "Capitalist Revolutionary: John Maynard Keynes," by Roger E. Backhouse, an economic historian at the University of Birmingham, and Bradley W. Bateman, an economist at Denison University; "Keynes Hayek: The Clash That Defined Modern Economics," by the British journalist Nicholas Wapshott; and "Grand Pursuit," a history of economics by Sylvia Nasar, the author of "A Beautiful Mind," which devotes many pages to Keynes and his contemporaries.

So what was the core of his message? Before the Great Depression, most economists adhered to a Newtonian conception of the economy as a self-correcting system. When the economy entered a slump, businesses laid off workers and shut down factories—but these negative trends contained their own remedy. The trick was to look at price changes. Unemployment drove down wages (the price of labor) until firms found it profitable to start hiring again. Idling factories drove down interest rates (the price of borrowing) until entrepreneurs found it worthwhile to take out loans and re-start production. Before very long, prosperity would be restored.  Attempts to hasten this process were liable to interfere with the natural forces of adjustment and make things worse.  As Hayek wrote in “prices and Production” (1931), “The only way permanetly to ‘mobilize’ all available resources is . . . not to use artificial stimulants—whether during a crisis or thereafter—but to leave it to time to effect a permanent cure."

In "The General Theory," Keynes took aim at this view of the world. His central insight was that the economy was driven not by prices but by what he called "effective demand"—the over-all level of demand for goods and services, whether cars or meals in fancy restaurants. If car manufacturers perceived that the demand for their products was lagging, they wouldn't hire new workers, however low wages fell. If a restaurateur had vacant tables night after night, he would have no incentive to borrow money and open a new venture, even if his bank was offering him cheap loans. In such a situation, the economy could easily remain stuck in a rut, until some outside agency—the government was Keynes's favored candidate—intervened and spurred spending. Only then would private businesses be emboldened to expand production and hire workers.

Nasar, in her capacious and absorbing book, makes the key point well: 
What made the General Theory so radical was Keynes's proof that it was possible for a free market economy to settle into states in which workers and machines remained idle for prolonged periods of time. . . . The only way to revive business confidence and get the private sector spending again was by cutting taxes and letting business and individuals keep more of their income so they could spend it. Or, better yet, having the government spend more money directly, since that would guarantee that 100 percent of it would be spent rather than saved. If the private sector couldn't or wouldn't spend, the government would have to do it. For Keynes, the government had to be prepared to act as the spender of last resort, just as the central bank acted as the lender of last resort. 
For three decades after the Second World War, Keynes's theory provided the framework for policymaking on both sides of the Atlantic. The West enjoyed a time of rapid growth and rising standards of living, and although it would be simplistic to ascribe these trends solely to the prescriptions of policymakers, economists who balked at Keynesian doctrine were often cast aside.

Three-quarters of a century later, Keynes’s notion of “effective demand,”  nowusually called “aggregate demand,” is stilll a mainstaty of policy making around the world. Whenever the economy stumbles and unemployment starts climbing, discussion inevitably centers on what can be done to boost spending and investment. Few economists, on the left or the right, seriously advise the government to sit on its hands and let the price system work its magic. Rather, the conversation turns on what methods the authorities should use to stimulate the economy, besides cutting interest rates. Liberal economists, like Paul Krugman and Joseph Stiglitz, usually favor infrastructure spending. Conservative economists, like Greg Mankiw and Glenn Hubbard, tend to prefer tax cuts. But neither group questions the need for the government to step in and bolster demand.

In the course of his career, Keynes advocated tax cuts and interest-rate cuts, but he didn't limit himself to those measures. During the nineteen-twenties, when the unemployment rate reached double figures, and British monetary policy was hamstrung by the gold standard, Keynes called for additional spending on public housing, roadworks, and other civic projects. "Let us be up and doing, using our idle resources to increase our wealth," he wrote in 1928. "With men and plants unemployed, it is ridiculous to say that we cannot afford these new developments. It is precisely with these plants and these men that we shall afford them."

With the onset of the Great Depression, Keynes stepped up his calls for action. But, as outlays on unemployment benefits increased and tax revenues declined, the budget deficit ballooned, generating alarm at His Majesty's Treasury. In the summer of 1931, the government made deep spending cuts, intending to restore confidence in government finances. Keynes warned that the effect would be to worsen the slump, throwing more people out of work. He said that budget deficits were a by-product of recessions, and that they served a useful purpose. “For government borrowing of one kind or another is nature’s remedy, so to speak, for preventing business losses from being, in so severe a slump as the present one, so great ass to bring production altogether to a standstill.”

As the Depression deepened, seeming to confirm his warnings, Keynes sharpened his theoretical arguments. In 1933, drawing on an article by his student Richard Kahn, he made the case that one dollar of additional government spending—on a new railway station, say—could ultimately generate two dollars, or even more, in additional output and income. This was the so-called "multiplies'' effect. As the unemployed were set to work on public projects, he reasoned, they would spend their wages on other goods and services, which would prompt businesses to take on more workers. Those workers, in turn, would spend more, leading to further hiring, and so on. What's more, all of these newly employed workers would be paying taxes, which would bring down the budget deficit. "It is a complete mistake to believe that there is a dilemma between schemes for increasing employment and schemes for balancing the Budget," Keynes wrote. "There is no possibility of balancing the Budget except by increasing the national income, which is much the same thing as increasing employment."

In Keynes's day, many people—including politicians sympathetic to Keynes—were suspicious of the multiplier. The whole thing smacked of sophistry. Wapshott, in a long overdue and well-researched book that usefully gathers together much hitherto scattered information, recounts Keynes's 1934 visit to the White House, where he expounded the logic of the multiplier to F.D.R. After he left, Roosevelt remarked to Frances Perkins, his Labor Secretary, "I saw your friend Keynes. He left a whole rigmarole of figures. He must be a mathematician rather than a political economist." Despite the enormous public-works projects of the New Deal, F.D.R. didn't formally adopt deficit spending as a policy tool. Indeed, he kept a keen eye on the red ink. In 1937, with the economy on the mend, he ordered tax hikes and spending cuts, which caused the economy to crater again.  President Truman was even more suspicious of Keynesian theorizing. “nobody can ever convince me that Government can spend a dollar thatit’s not got,” he to Leon Keyserling, a Keynesian economist who chaired his Council of Economic Advisers. "I'm just a country boy."

The multiplier continues to spark controversy. Echoing the arguments that Keynes's opponents at the Treasury made during the nineteen-thirties, conservative economists like Robert Barro, at Harvard, argue that it is close to zero: for every dollar the government borrows and spends, spending elsewhere in the economy falls by almost the same amount. Whenever individuals see the government boosting spending or cutting taxes on a temporary basis, Barro maintains, they figure that these policies will eventually have to be paid for in the form of higher taxes. As a result, they set aside extra money in savings, which cancels out the stimulus.

Barro's caution may apply in certain conditions—say, a highly indebted economy with close to full employment. It's certainly true that the Keynesian multiplier varies according to how stimulus funds are spent; how the central bank reacts to higher government spending (if it raises interest rates, interest-sensitive spending will fall, reducing the multiplier); and, most important, whether workers and machinery are lying idle. But Keynes didn't advocate deficit spending for an economy at full employment. It was only when the economy was in a deep slump, he thought, that higher output "could be provided without much change of price by home resources which are at present unemployed."

This jibes with history. Immediately before and during the Second World War, the U.S. government borrowed unprecedented sums to finance the military buildup, and the economy finally recovered from the Great Depression. In 1937, one in seven American workers was jobless; in 1944, one in a hundred was.  A wartime economy may present a special case, but a recent working paper by the National Bureau of Economc Research looked at data going back to 1980 and found that government investments in infrastructure and civic projects had a multiplier of 1.8—pretty dose to Keynes's estimate.

So why didn't the Obama Administration's 2009 stimulus package usher in a true recovery? Keynes would have pointed out that, with households and firms intent on paying down debts and building up their savings in the aftermath of a credit binge, large-scale deficit spending is needed merely to prevent a recession from turning into a depression. With interest rates already close to zero, Keynes would have argued that the economy was stuck in a "liquidity trap," greatly limiting the Federal Reserve's scope for further action. He would also have noted that the stimulus was—especially compared with the devastation it meant to address—rather small: equivalent to less than two per cent of G.D.P. a year for three years. Even this overstates its magnitude, given that much of the increase in federal spending was offset by budget cuts at the state and local levels. In its totality, government spending didn't increase much at all. Between 2007 and the first half of this year, it rose by about three per cent in real dollars.

Besides, recovering from a financial meltdown requires more than government spending: the banking system has to be recapitalized (in the nineteen-nineties, Japan's cash-hoarding "zombie banks" were a drag on its stimulus programs); bad debts have to be written down; sector-specific problems must be addressed. Following the crisis of 2008, both the Bush and the Obama Administrations moved promptly to shore up the banking system, but they neglected to deal with the housing debacle. A more effective mortgage-modification program for homeowners who are under water on their loans would have helped. In 2009, when the Obama Administration launched a refinancing program, it predicted that between three and four million people would get some relief, but so far fewer than one million mortgages have been modified. The lingering effects of the housing crisis continue to weigh down the rest of the economy.

Finally, Keynes would have directed our attention to international problems. A confirmed internationalist, Keynes would undoubtedly have supported the head of the Chinese central bank's call, in 2009, for the creation of a new global reserve currency to be issued and controlled by the International Monetary Fund. (Keynes proposed almost precisely the same thing in 1944, at Bretton Woods, where he helped design a new international economic system, but the Americans ruled it out.) The rationale is that if the issuer of the reserve currency acts irresponsibly, the rest of the world is at its mercy, so it might be better to have an international currency that no single country controls. For now, the Chinese proposal has gone nowhere; the world's focus is elsewhere. But, as the Asian economies continue their rise, it is sure to come back onto the agenda.

And Keynes would have had strong views about the European sovereign-debt crisis. The U.K. economy of his day, like the current U.S. economy, was dependent on global capital flows, and Keynes knew what excessive government debts could do to an economy. In 1919, he was an adviser to the British delegation at the peace talks in Paris, which saddled Germany and Austria with crushing debts.  Outraged by this Carthaginian settlement, he wrote his first best-seller, "The Economic Consequences of the Peace," warning that the Versailles Treaty would prove disastrous for the victors as well as for the defeated. Today, he would be advocating major debt write-downs for countries like Greece and Portugal. The so-called "rescue packages" that these nations have received in recent years have barely reduced their debt, while the austerity policies imposed on them have plunged their economies deeper into the abyss, exactly as Keynesian theory would predict.

Indeed, these days the strongest evidence for Keynesianism has been negative. The recent slowdown in the U.S. economy occurred just as Obama's 2009 stimulus package was running dry. The U.K. economy provides an even more striking case study. As in this country, the authorities reacted to the 2008 financial crisis by cutting interest rates, boosting public expenditure, and allowing the budget deficit to rise sharply. In 2009 and in the first part of 2010, the economy began to recover. But since the middle of last year, when the Conservative-Liberal coalition announced substantial budget cuts to balance the budget, growth has virtually disappeared. "The reason the current strategy will fail was succinctly stated by John Maynard Keybes,” Robert Skidelsky and the economist Felix Martin wrote in the Fiancial Times recently. "Growth depends on aggregate demand. If you reduce aggregate demand, you reduce growth."

Yet Keynes was anything but a spendthrift. When deficits and debts reached historically high levels, he believed, it was necessary to spell out how they would be reduced in the long term. As Backhouse and Bateman observe in their timely and provocative reappraisal, Keynes never said that deficits don't matter (the lesson that Dick Cheney reportedly drew from President Reagan). He believed not only that large-scale deficit spending should be confined to recessions, when business investment was unusually curtailed, but that it should be directed mainly toward long-term capital projects that eventually would pay for themselves.' When some of his followers, by way of postwar planning, advocated using tax cuts and deficit spending to "fine-tune" the economy on an ongoing basis, Keynes struck a note of caution. "If serious unemployment does develop, deficit financing is absolutely certain to happen, and I should like to keep free to object hereafter to the more objectionable forms of it," he wrote.

If Keynes was scarcely the deficit dove some take him to be, efforts to portray him as some sort of socialist are even more risible. When he wasn't busy writing, teaching, or advising governments, he wagered on the global markets in the manner of a modern hedge-fund manager. He also sewed as the director of an insurance company and as the portfolio manager of the King's College endowment. An Old Etonian and the son of a Cambridge economist, he never made any pretense about his privileged background, or where his social and political sympathies lay. "If I am going to pursue sectional interests at all, I shall pursue my own," he wrote in the nineteen-twenties. "The Class war will find me on the side of the educatedbourgeoisie."

As the Depression proceeded, and some of Keynes's colleagues and students turned to Comunism, Keynes declared the theory of Marxism to be “complicated hocus pocus."  When Beatrice and Sidney Webb, the Fabian grandees, went to Russia and returned proclaiming Stalinism to be the way of the future, Keynes was, as Nasar recounts, aghast. Asked to contribute to an essay collection for Beatrice's eightieth birthday, he said the only sentence that came to him was "Mrs. Webb, not being a Soviet politician, has managed to survive to the age of eighty."

Astute conservatives have sometimes acknowledged that, fundamentally, Keynes was one of them. He came not to bury free enterprise but to save it from itself. "It is certain that the view inevitably associated with present-day capitalistic individualism," he wrote in his magnum opus. "But it may be possible by a right analysis of the problem to cure the disease whilst preserving efficiency and freedom." During the Second World War, some economists hailed the introduction of price controls and central planning; Keynes viewed this policy as a temporary expedient that shouldn't be sustained. He even had praise for Hayek's controversial book "The Road to Serfdom" (1944), which compared wartime Britain to Soviet Russia and Nazi Germany. "Morally and philosophically," he wrote to Hayek, "I find myself in agreement with virtually the whole of it."

Keynes's Republican critics, as you'd guess, have more in common with him than they let on. Representative Paul Ryan, who is now railing against "the discredited economic playbook of borrow-and-spend Keynesian policies," was, as the commentator Jonathan Chait has pointed out, a strong supporter of cutting taxes on classic Keynesian grounds—to boost spending and reinvigorate a struggling economy. In a February, 2001, hearing devoted to the fiscal proposals of the recently elected George W. Bush, Ryan said, "I like my porridge hot. I think we ought to have this income tax cut fast, deeper, retroactive to January 1st, to make sure we get a good punch into the economy, juice the economy to makesure that we can avoid a hard landing.”

Both Democratic and Republican Administrations have supported stimulus programs; what they disagree on is how to structure and pay for them. Democrats, while pointing out that such programs generate additional tax revenues, have stopped short of claiming that they are entirely self-financing. Republicans have respected no such limits in selling the tax cuts they favor. Going back to the writings of Arthur Laffer, a Stanford-trained economist who advised President Reagan, some of them have claimed that tax cuts, by prompting people to work harder and invest more, can actually reduce the deficit. And where did Latter get this idea? In a 2004 article entitled "The Laffer Curve: Past, Present, and Future," he cited a passage of "The Means to Prosperity" in which Keynes wrote: 
Nor should the argument seem strange that taxation may be so high as to defeat its object, and that, given sufficient time to gather the fruits, a reduction of taxation will run a better chance than an increase of balancing the budget. For to take the opposite view today is to resemble a manufacturer who, running at a loss, decides to raise his price, and when his declining sales increase the loss, wrapping himself in the rectitude of plain arithmetic, decides that prudence requires him to raise the price still more.
Reaganomics, too, was a species of Keynesianism.

But any attempt to categorize Keynes along traditional left-right lines is apt to founder. In his life and in his theorizing, he delighted in paradox. As a young man, he had affairs with men, like the Bloomsbury exquisite Duncan Grant; at forty-two, he married a Russian ballerina and settled down with her until his death, twenty years later. A critic of the British financial establishment in the twenties and thirties, he ended his days as one of its pillars.

Even his great intellectual contribution—the notion that economies can remain in an "equilibrium" state with mass unemployment—defies easy explanation. How exactly does it come about? Not simply because, as textbooks often suggest, prices and wages get "stuck," maybe asa result of union contracts, Keynes was convinced that, even if wages and prices are flexible, the economy could remath mired. Any economy was capable ofwhat modem economists call "multiple equilibria"; different stable points of functioning, at levels, ranging from penury to prosperity.

In particular, Keynes understood how a financially driven economy, like ours, can go into self-sustaining downward spirals (and upward spirals) under the influence of crowd psychology and chronic uncertainty about the future. In the classical scheme of things, banks and financial markets are treated as abstractions, which effortlessly convert savings (money) into investment (forms of capital like factories or computers). Keynes pointed out that the link between savings and investment was far from straightforward. It relied on people who are looking to make quick profits, and who are susceptible to shortsightedness, herd behavior, and panic. "Speculators may do no harm as bubbles on a steady stream of enterprise," he commented. "But the position is serious when enterprise becomes a bubble on the whirlpool of speculation. When the capital development of a country becomes a by-product of the activities of a casino, the job is likely to be ill-done."

The problem isn't that Wall Street traders are reckless or stupid; Keynes had a wary respect for their smarts. The problem is that our investment choices can never be truly rationalized. "If we speak frankly," Keynes wrote, "we have to admit that our basis of knowledge for estimating the yield ten years hence of a railway, a copper mine, a textile factory, the goodwill of a patent medicine, an Atlantic liner, a building in the City of London amounts to little and sometimes to nothing." Keynes distinguished this sort of incalculable uncertainty from quantifiable risk—the risk, say, that your straight flush will be trumped by four of a kind, or that you will be killed at Russian roulette. When you decide to build a factory or take a flyer on the stock market, the arithmetic of probability and rational decision theory provide no real guidance. Such decisions can be taken, Keynes wrote, only as a result of "animal spirits—of spontaneous urge to action rather than inaction, and not as the outcome of a weighted average of quantitative benefits multiplied by quantitative probabilities."

In a boom, when animal spirits are high, businesses and entrepreneurs are brimming with investment projects, which banks and other financial institutions are all too eager to finance. After a bust, the opposite applies. In Keynes's words, "If the animal spirits are dimmed and the spontaneous optimism falters, leaving us to depend on nothing but a mathematical expectation, enterprise will fade and die—though fears of loss may have a basis no more reasonable than hopes of profit had before." Five years ago, banks were extending mortgages to anybody who walked in the door; today, many good borrowers can't get credit. Corporate America, after jettisoning workers by the millions to preserve profits, is sitting on billions of dollars of cash. American households, known everywhere for their prodigal ways, have discovered the virtues of saving and thrift.

Keynes's recognition of the irreducible role played by "animal spirits" points to the vanity of supposing that the economy could be wholly mastered—the dreams nurtured by the postwar generations of economic policymakers of playing the economy like an organist at his console. Keynes himself underestimated the difficulties of trying to maintain expansionary, full-employment policies for long periods. In "The General Theory," he wrote that the remedy for the business cycle "is not to be found in abolishing booms and thus keeping us in a semi-slump; but in abolishing slumps and thus keeping us permanently in a quasi-boom." When governments tried to adhere to this advice, they eventually ran into problems. In the nineteen-seventies, inflation and unemployment rose simultaneously, a phenomenon known as stagflation. Keynesian economists and policymakers struggled to respond, giving Milton Friedman and other conservative economists the opening they needed to market a modestly updated version of the pre-Keynesian free-market paradigm.

There was another problem that Keynes didn't deal with adequately: preventing the sort of asset-price bubbles—that "whirlpool of speculation"—experienced in the nineteen-twenties. When policymakers signal that they will respond to any setback by pumping more cheap money into the economy, they encourage irresponsible risktaking—something Alan Greenspan discovered to our detriment. (To be sure, many economists take inspiration from Keynes when they argue for taxes on financial transactions in order to curb such speculation.)

Yet Keynes's own theory should have cautioned us about its practical limitations. To revive animal spirits and jolt an economy out of its rut, he tells us, the only option is to bring in the government, which, because it doesn't have to answer to worried stockholders or anxious relatives, can insure a ready demand for the output of small and large firms: "for if effective demand is deficient not only is the public scandal of wasted resources intolerable, but the individual enterpriser who seeks to bring these resources into action is operating with the odds loaded against him." All this remains true. It's just that knowing the principle is not enough. The dutiful Keynesian policymaker must decide on a certain level of borrowing and spending and also on when to withdraw the stimulus. But how much additional demand does it take to make businessmen feel optimistic when they get up in the morning? And how much debt can be sustained without roiling markets with self-fulfilling anxiety?

There's no straightforward calculation that will yield the ideal policy for shifting an economy from a "bad" equilibrium to a "good" one. Writing with his high-table air of assurance, Keynes could make it sound deceptively easy to be a Keynesian. At the heart of his vision, however, there is an elusive combination of boldness and humility.  It calls mot merely for the management of risk but something politically far more demanding: the acknowledgement of uncertainty.■


Những bài học từ Milton Friedman

Những bài học từ Milton Friedman

Lược dịch từ blog Economics của John Taylor – Vì là lược dịch và dịch nhanh nên xin lỗi bạn đọc vì bất kỳ điểm dịch không rõ nghĩa nào so với bản chính. Đây là một bài viết ngắn gọn xúc tích của Taylor về hai quan điểm chính của Kinh tế học vĩ mô. Taylor (Giáo sư Standford) chính là người đề xuất quy tắc Taylor và ủng hộ cho chính sách theo quy tắc

Ảnh: Nguồn từ Internet
(John Taylor viết nhân kỷ niệm ngày sinh thứ 100 của Milton)
Chúng ta vẫn có thể học được nhiều điều từ Milton Friedman, người đã được sinh ra 100 năm trước đây (31 tháng 7 năm 1912). Trong bài viết này, tôi tập trung vào vai trò của Milton trong các cuộc tranh luận kinh tế vĩ mô của những năm 1960 và 1970, bởi vì nó tương tự với các cuộc tranh luận đang diễn ra hiện nay.
Friedman, Samuelson, và “Quy tắc khác với tùy nghi”
Trước tiên, hãy trở lại đầu những năm 1960. Trường phái Keynes bắt đầu được biết đến ở Washington, chủ yếu được dẫn dắt bởi Paul Krugman, chính ông đã tư vấn John F. Kennedy trong suốt chiến dịch bầu cử năm 1960 và tuyển dụng những người như Walter Heller và James Tobin vào Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Kennedy. Thực ra, cách tiếp cận Keynes trong chính sách vĩ mô chính thức được giới thiệu chính thức ở Washington khi Heller, Tobin, và các đồng nghiệp soạn thảo Báo cáo kinh tế Tổng thống đầu tiên của chính quyền Kenedy được xuất bản năm 1962.
Báo cáo đã đưa ra một trường hợp rõ ràng liên quan chính sách tùy nghi thay vì quy tắc: “chính sách ngân sách tùy nghi (discretionary) – ví dụ như thay đổi thuế suất hoặc các chương trình chi tiêu- không thể thiếu …. Để thúc đẩy sự ổn định kinh tế, chính phủ nên có thể thay đổi một cách nhanh chóng tỷ lệ thuế hoặc các chương trình chi tiêu, và có thể đảo ngược hành động khi hoàn cảnh thay đổi. Tương tự cho chính sách tiền tệ, một chính sách “tùy nghi (discretionary) là cần thiết, đôi khi để củng cố, đôi khi giảm thiểu, khắc phục, những hệ quả tiền tệ của các dao động ngắn hạn trong hoạt động kinh tế. “
Cùng năm đấy, Milton Friedman xuất bản quyển sách “Chủ nghĩa tư bản và Tự do” (1962) đưa ra quan điểm khác về vai trò của chính phủ, mà sau đó ông đã tiếp tục ủng hộ trong suốt những năm 1960 và sau này. Ông lập luận rằng “các bằng chứng sẵn có. . . cho thấy những nghi ngờ về khả năng để điều chỉnh hoạt động kinh tế tốt bằng cách điều chỉnh tốt trong chính sách tiền tệ, ít nhất là trong phạm vi kiến thức hiện có. . . Do vậy, chính sách tiền tệ tùy nghi có rất nhiều hạn chế, và nguy hiểm hơn một chính sách như vậy có thể làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn chứ không phải là tốt đẹp hơn. . . Những khó khăn và hạn chế chính của chính sách tiền tệ cũng áp dụng tương tự với chính sách tài khóa. . . Áp lực chính trị để ‘làm một cái gì đó ‘. . . rõ ràng là đang tồn tại rất mạnh trong thái độ công chúng. Lời răn chính từ hai điểm này chính là nhân nhượng với những áp lực này thường xuyên có thể gây hại nhiều hơn lợi. Có một câu nói rằng điều tốt nhất thông thường là kẻ thù của điều tốt, dường như có liên hệ trong hoàn cảnh này. . . Cố gắng làm nhiều hơn cái mà chúng ta có thể sẽ là một sự gây nhiễu có thể gia tăng sự bất ổn định, thay vì giảm “.
Giải quyết các bất đồng
Như vậy, có hai quan điểm khác nhau: Quan điểm của Samuelson – Quan điểm của Friedman. Sự bất đồng cơ bản không phải nằm ở điểm công cụ chính sách nào tốt hơn (tài khóa so với tiền tệ), mà là các chính sách nên theo quy tắc hay tùy nghi. Từ giữa những năm 1960 xuyên suốt những năm 1970, quan điểm Samuelson đã chiến thắng khi mà các chính sách tùy nghi được áp dụng vào thực tế.
Tuy nhiên, Friedman vẫn giữ triệt để giữ nguyên quan điểm của mình. Tại một thời điểm trong những năm 1970, FA Hayek thậm chí dường như đứng về phía cách tiếp cận tùy nghi, ít nhất là trong trường hợp của chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, Milton Friedman đã không do dự. Thay vào đó, Milton đã gửi một lá thư cho Hayek vào năm 1975 như sau: “Tôi ghét nhìn thấy ông xuất hiện để ủng hộ cho điều mà tôi tin là một trong sự vi vi phạm cơ bản nhất đối với các quy tắc của luật mà chúng ta có, đấy chính là các hoạt động tùy ý của các ngân hàng trung ương. “May mắn thay, theo quan điểm của tôi (quan điểm của Taylor), những lập luận của Friedman cuối cùng đã chiến thắng và chính sách kinh tế Hoa Kỳ đã không còn nhấn mạnh vào các chính sách tùy nghi như vậy trong năm 1980 và 1990.
Cuộc tranh luận trở lại
Nhưng hiện nay, cuộc tranh luận chính sách này đã trở lại. Nhiều nhà kinh tế ủng hộ và thúc đẩy nhiều hơn nữa các gói kích thích kinh tế tài khóa một cách tùy nghi. Họ lập luận rằng các gói kích thích kinh tế của năm 2008 và 2009 hoặc đã có tác động tích cực hoặc cần được mở rộng hơn. Họ cũng ủng hộ cho sự tùy nghi của chính sách tiền tệ, chẳng hạn như là những hành động nới lỏng tiền tệ – định lượng (Quantitative easing). Họ không lo lắng về chính sách cứu trợ tùy ý, coi nhẹ việc rủi ro đạo đức tăng lên do thiếu các quy tắc đáng tin cậy. Theo cách hiểu này, họ là những hậu duệ của trường phái Samuelson.
Những nhà kinh tế khác cho rằng chính sách tài khóa ổn định được dựa trên các cải cách thuế lâu dài và chính sách tự ổn định hóa. Họ cũng thúc đẩy sự trở lại của chính sách tiền tệ theo quy tắc và có thể dự đoán. Họ lập luận rằng các gói kích thích kinh tế tùy nghi và các hành động nới lỏng định lượng đều không hiệu quả, chỉ ra những rủi ro của khoản nợ gia tăng hoặc vấn đề lưu hành tiền tệ của khoản nợ. Họ lo lắng về hậu quả của các gói cứu trợ tùy ý. Trong những khía cạnh này, họ là người ủng hộ trường phái Friedman.
Tất nhiên hiện nay có nhiều sắc thái khác nhau, một số liên quan đến khó khăn trong việc phân biệt giữa các chính sách theo quy tắc và tùy nghi. Ví dụ như, trong các cuộc thảo luận nhắm mục tiêu GDP danh nghĩa, một số người cho rằng đó như một quy tắc và một số xem nó như là một giấy phép để tiến hành bất cứ hành động tùy ý nào. Thật thú vị khi cả hai đều hướng vào Milton Friedman đối với trường hợp của họ.
Giải quyết các tranh luận lần nữa
Trong khi các học giả vẫn là nhân vật chính, cuộc tranh luận không có nhiều tính học thuật. Thay vào đó là một cuộc tranh luận về hệ quả thực tế đối với hạnh phúc của hàng triệu người liên quan. Liệu các bất đồng có thể được giải quyết? Milton có xu hướng thiên về phía lạc quan rằng chúng có thể được giải quyết, và tôi (Taylor) chắc chắn rằng đây là một trong những lý do tại sao Milton tiếp tục nghiên cứu và tranh luận về vấn đề này mạnh mẽ như vậy.
Ở đây, cả hai bên quan điểm đều có thể học hỏi từ Milton. Đầu tiên, một người tranh luận mạnh, mà Milton tôn trọng, sẽ tránh các cuộc tấn công cá nhân và không bao giờ không trả lời bất kỳ một lá thư nào. Thứ hai, Milton có một niềm tin mãnh liệt rằng các bằng chứng thực nghiệm sẽ mang mọi người lại cùng nhau. Ông bị ảnh hưởng bởi nhà thống kê Leonard (Jimmie) Savage: Vâng, mọi người sẽ đến với vấn đề với những niềm tin ban đầu khác nhau (prior beliefs), nhưng những niềm tin sau đó (posterior beliefs) của họ – sau khi bằng chứng được thu thập và phân tích- sẽ gần gũi nhau hơn nhiều. Như vậy, các bất đồng cuối cùng sẽ được giải quyết. Tôi (Taylor) nghĩ rằng chúng ta đã thấy điều này vào cuối những năm 1970 và những tán thành cơ bản đã kéo dài trong ít nhất hai thập kỷ.
Thật không may, những niềm tin sau (posterior beliefs) trong giới vĩ mô hiện nay có vẻ như xa nhau như những niềm tin trước (prior beliefs) như 50 năm trước đây. Rõ ràng là chúng ta có rất nhiều việc để làm, và rõ ràng chúng ta có thể học được rất nhiều từ Milton Friedman để quyết định làm thế nào để tiếp tục.
John B Taylor (http://www.johnbtaylor.com/)
Dịch: Anh Nguyễn