Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

NEER và REER

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
Là tỷ giá được sử dụng hàng ngày trong giao dịch trên thị trường ngoại hối, nó chính là giá của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng.

  • Tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương là giá cả của một đồng tiền so với một đồng tiền khác mà chưa đề cập đến chênh lệch lạm phát.
  • Tỷ giá danh nghĩa đa phương (NEER - Nominal Effective Exchange rate)
         NEER ko phải là tỷ giá, nó là một chỉ số được tính bằng cách chọn ra một số loại ngoại tệ đặc               trưng (rổ tiền tệ) và tính tỷ giá trung bình các tỷ giá danh nghĩa của các đồng tiền có tham gia vào           rổ tiền tệ với tỷ trọng tỷ giá tương ứng.

Tỷ giá hối đoái thực
Là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh bởi tương quan giá cả trong nước và ngoài nước. Khi tỷ giá danh nghĩa tăng hay giảm không nhất thiết phải đồng nghĩa với sự gia tăng hay giảm sức cạnh tranh thương mại quốc tế.

  • Tỷ giá thực song phương (RER) là tỷ giá danh nghĩa đã đc điều chỉnh theo mức chênh lệch lạm phát giữa hai nước, nó là chỉ số thể hiện sức mua đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ. Vì thế có thể xem tỷ giá thực là thước đo sức cạnh tranh trong mậu dịch quốc tế của một quốc gia so với một quốc gia khác.
  • Mối quan hệ giữa tỷ giá thực và tỷ giá có ngang giá sức mua 
        Tỷ giá có ngang giá sức mua chính là tỷ giá thực (Er) có trị số bằng 1. Do tỷ giá danh nghĩa được giao dịch trên thị trường ngoại hối thường lệch khỏi ngang giá sức mua nên tỷ giá thực có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1. Lúc này đồng tiền có thể được định giá thấp hay cao so với ngang giá sức mua. Vì vậy, khi tỷ giá danh nghĩa tăng hay giảm không nhất thiết phải đồng nghĩa với sự gia tăng hay giảm sức cạnh tranh thương mại quốc tế, các nhà quản lý nghiên cứu và dự báo ngang giá sức mua để cố gắng kéo tỷ giá về vùng ngang giá sức mua nhằm đảm bảo tính cạnh tranh của nền kinh tế hay phục vụ cho các mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.
       Theo lý thuyết, ngang giá sức mua giữa hai đồng tiền chính là cơ sở để hình thành tỷ giá giao dịch trên thị trường. Do đó, dự báo ngang giá mua để điều chỉnh tỷ giá sao cho trong quan hệ mậu dịch quốc tế không có quốc gia nào bị thiệt khi có chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia. Nếu có ngang giá sức mua, tỷ giá danh nghĩa của đồng tiền một nước so với tất cả các đồng tiền khác sẽ biến động ngang với chênh lệch lạm phát của nước đó so với lạm phát của nước khác.

  • Tỷ giá thực đa phương hay tỷ giá thực hiệu lực (REER)
      Tỷ giá thực song phương chỉ cho chúng ta biết được sự lên giá hay xuống giá của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ. Ngày nay, quan hệ thương mại là đa phương, một nước có quan hệ buôn bán với rất nhiều nước trên thế giới. Vấn đề được đặt ra là tại một thời điểm nhất định làm sao có thể biết được đồng nội tệ lên giá hay giảm giá so với đồng tiền của các quốc gia khác có quan hệ mậu dịch, hay nói cách khác là làm sao biết dc tương quan sức mua hàng hóa của đồng nội tệ so với các đồng ngoại tệ để làm cơ sở đánh giá tác động của tỷ giá đối với cán cân thương mại quốc gia? Để có cái nhìn toàn diện hơn về vị thế cạnh tranh của hàng hóa trong nước với các đối tác thương mại khác người ta dùng tỷ giá thực đa phương (tỷ giá trung bình)
     Tỷ giá thực đa phương là một chỉ số đc tính toán để định ra giá trị thực của đồng nội tệ so với các ngoại tệ (rổ ngoại tệ). Bằng cách điều chỉnh tỷ giá theo chênh lệch lạm phát quốc nội so với lạm phát của các đối tác thương mại, ta sẽ có tỷ giá thực song phương với từng đồng ngoại tệ. Sau đó xác định quyền số (mức độ ảnh hưởng đối với tỷ giá thực thông qua tỷ trọng thương mại của từng đối tác với quốc gia có đồng tiền tính REER).

1 nhận xét:

  1. xin cô cho em biết công thức và cách tính NEER và REER vs ạ!
    em cảm ơn cô ạ!

    Trả lờiXóa