Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Mặt trái của FDI

Mặt trái của FDI

Mặt trái của FDI


Tác giả Nguyên Nga (Thanh Niên 26/12/2013)

(TNO) Dự báo của chuyên gia kinh tế về việc nguồn vốn FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) vẫn là “chiếc phao cứu sinh” cho nền kinh tế Việt Nam năm 2014 đã đặt ra vấn đề cần lưu ý trong chính sách thu hút FDI.
Ô nhiễm môi trường đáng báo động và tham vọng chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp (DN)
FDI không thành là hồi chuông cảnh báo cho chính sách thu hút FDI thiếu cẩn trọng.
Dễ dãi và mất kiểm soát
 
Tổng kết 25 năm đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy có đến 80% DN FDI sử dụng công nghệ trung bình của thế giới khi đầu tư vào Việt Nam. Chỉ 5 – 6% sử dụng công nghệ cao và 14% dùng công nghệ lạc hậu.
Nhập công nghệ lạc hậu rồi chuyển giá thành “cao cấp” là chiêu mà nhiều DN FDI áp dụng và qua mặt được các nhà quản lý ở Việt Nam một thời gian dài.
Một dây chuyền máy móc cũ kỹ có giá thực chỉ 400.000 USD, được Hualon Corporatiođưa (thuộc Liên doanh Malaysia – Đài Loan- British Virgin Island) nhập vào Việt Nam nâng lên thành 16 triệu USD, gấp 40 lần giá gốc, thông tin từ Cục Thuế Đồng Nai trong năm 2013.
Không chỉ nhập rác công nghiệp rồi chuyển giá nâng khống lên mấy chục lần, không ít ông lớn FDI có thâm niên đầu tư ở Việt Nam đến 20 năm vẫn báo cáo lỗ.
Cục Thuế TP.HCM cho biết đến nay trên địa bàn đã có hơn 5.000 DN FDI thông báo ngừng hoạt động, trong đó có gần 2.000 DN mất tích, không thấy tăm hơi.
Thứ trưởng Bùi Quang Tuyến, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho rằng nhiều dự án FDI giống nhau ở một điểm quan trọng là hướng đến việc khai thác tài nguyên giá rẻ của Việt Nam bằng chi phí quá thấp. Theo chuyên gia kinh tế, tiến sĩ Đinh Thế Hiển, để mời gọi đầu tư FDI, chúng ta phải đầu tư nhiều cho lĩnh vực năng lượng và hạ tầng.
Song thực tế, theo ông Hiển, thực tiễn phát triển thủy điện, khu công nghiệp của chúng ta cho thấy hiệu quả kinh tế mang lại không tương xứng với sự hy sinh về tài nguyên môi trường.
Người đóng, ta mở rộng cửa
Áp lực phải phát triển công nghiệp phụ trợ (cho dù đến nay, theo các nhà đầu tư đánh giá, Việt Nam là đất nước chưa có nền công nghiệp phụ trợ), Việt Nam đã sớm chấp nhận các dự án đầu tư gây ô nhiễm môi trường mà nhiều nước trong khu vực đã ban hành lệnh đóng cửa từ lâu.
Tháng 5.2013, trả lời trên một nhật báo của Trung Quốc, Chủ tịch hãng dệt lớn của Trung Quốc, Texhong Textile, ông Hong Tianzhu, cũng cho biết, hãng sẽ đầu tư mạnh vào Việt Nam để hưởng thuế suất 0% đưa hàng vào Mỹ khi Việt Nam gia nhập TPP.
“Việt Nam có nhiều công ty kéo sợi và may mặc, nhưng không nhiều trong lĩnh vực dệt và nhuộm vải”, ông Hong nói.
Trung Quốc đã và đang trả giá bằng môi trường từ tham vọng trở thành công xưởng của thế giới. Nay quốc gia có cả tỉ dân này đã đạt được tham vọng trở thành công xưởng thế giới nhưng môi trường là cái giá quá đắt mà quốc gia này phải trả.

Tháng 9 vừa qua, Văn phòng Kinh tế Công nghiệp Thái Lan đã khuyên các DN Thái Lan hoạt động trong công nghiệp dệt may nên chuyển đầu tư sản xuất sang Việt Nam để giảm chi phí sản xuất và tăng tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Giới truyền thông Thái Lan cho rằng, với hình thức chuyển dịch đầu tư này, Thái Lan sẽ cải thiện được công nghệ và phát triển mạnh lĩnh vực thương mại.
Riêng lĩnh vực dệt, đây là lần đầu tiên một quốc gia công khai nói không với ngành này và chỉ rõ nơi nào DN nước họ có thể tìm đến. Với các nguồn tin này, các nhà làm chính sách ở Việt Nam Phải coi đây là lời cảnh báo chứ không phải là một cơ hội mới.
Tổ chức Nghiên cứu và Tư vấn xu thế toàn cầu Globalchange đưa ra những yếu tố khiến Việt Nam có thể trở thành công xưởng thế giới là dân số đông và trẻ, có nền tảng học vấn, chi phí lương thấp, đang đẩy mạnh đô thị hoá, có mức độ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) rất mạnh.
Riêng ngành sản xuất may mặc, hiện Việt Nam có nhu cầu sử dụng mỗi năm gần 7 tỉ m2 vải nhưng ngành sản xuất vải trong nước hiện mới đáp ứng được 800 triệu m2.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét