Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

NOTE

NOTE

- Khi phân tích bảng cân đối kế toán, nhà quản trị tài chính cần nhận thức về ba vấn đề: tính thanh khoản, nợ so với vốn chủ sở hữugiá trị thị trường so với giá trị sổ sách.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Tỷ lệ tăng trưởng nội tại (the internal Growth Rate) là tỷ lệ tăng trưởng tối đa mà doanh nghiệp có thể đạt được khi không sử dụng bất kỳ nguồn tài trợ nào từ bên ngoài. Chúng ta sẽ gọi tỷ lệ này là tỷ lệ tăng trưởng nội tại bởi vì đây là tỷ lệ tăng trưởng mà doanh nghiệp có thể duy trì được chỉ bằng cách sử dụng nguồn tài trợ bên trong mà thôi. Tại 2 đường gia tăng nhu cầu tài sản và đường bổ sung lợi nhuận giữ lại thì tỷ lệ tăng trưởng nội tại được thể hiện ở điểm nơi hai đường cắt nhau. Tại điểm này, nhu cầu gia tăng tài sản cần thiết chính xác bằng lợi nhuận giữ lại tăng thêm.

Tỷ lệ tăng trưởng nội tại = (ROA x b)/(1-ROA x b)

(ROA được đo lường bằng lãi ròng (sau thuế) chi cho tổng tài sản)

- Tỷ lệ tăng trưởng ổn định (the sustainable Growth Rate): là tỷ lệ tăng trưởng tối đa mà một doanh nghiệp có thể đạt được mà không cần huy động thêm vốn cổ phần từ bên ngoài khi công ty phải duy trì tỷ số nợ trên vốn cổ phần không đổi. Tỷ lệ này được gọi như tế bởi vì nó là tỷ lệ tăng trưởng tối đa mà một doanh nghiệp có thể duy trì mà không làm tăng đòn bẩy tài chính chung của doanh nghiệp.

Tỷ lệ tăng trưởng ổn định = (ROE x b)/(1- ROE x b)

Khả năng tăng trưởng ổn định của một công ty phụ thuộc vào 4 nhân tố:
 + Biên lợi nhuận
 + Chính sách cổ tức
 + Chính sách tài chính
 + Vòng quay tổng tài sản

Tỷ lệ tăng trưởng ổn định là một con số rất hữu ích trong lập kế hoạch. Nó diễn giải mối quan hệ giữa 4 lĩnh vực quan tâm chính của công ty: hiệu quả hoạt động được đo lường bởi biên lợi nhuận, hiệu quả sử dụng tài sản được đo lường bằng vòng quay tổng tài sản, chính sách cổ tức được đo lường bởi tỷ lệ lợi nhuận giữ lại, và chính sách tài trợ được đo lường bởi tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu. 

Nếu một doanh nghiệp ko muốn bán cổ phần mới và cố định tất cả các nhân tố đầu vào bao gồm biên lợi nhuận, chính sách cổ tức, chính sách tài trợ và vòng quay tổng tài sản (hoặc mức độ thâm dụng vốn) thì chỉ có thể đạt được duy nhất có một mức tỷ lệ tăng trưởng.
Nếu doanh thu tăng trưởng ở tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng tỷ lệ tăng trưởng ổn định, công ty phải tăng biên lợi nhuận , tăng vòng quay tổng tài sản, tăng đòn bẩy tài chính, tăng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại, hoặc bán cổ phần mới.

* Chú ý: nếu lấy lợi nhuận mới chia cho VCSH đầu kỳ để ra ROE' thì tỷ lệ tăng trưởng ổn định = ROE x b.

Phần lớn các nhà quản trị tài chính đều hiểu một cách trực quan rằng làm ra tiền thì phải tốn tiền. Tăng trưởng doanh số nhanh đòi hỏi gia tăng tài sản ở dạng khoản phải thu, hàng tồn kho và nhà xưởng cố định, và tiếp theo đó là cần tiền để chi trả cho việc đầu tư vào những tài sản này. Họ cũng biết rằng nếu công ty của họ không có tiền khi cần, thì có thể hiểu theo nghĩa đen là "mục tiêu tăng trưởng sẽ không thực hiện được"
So sánh tỷ lệ tăng trưởng thực tế của công ty so với tỷ lệ tăng trưởng ổn định:
 Nếu thực tế > ổn định => cần huy động
 Nếu thực tế < ổn định => thừa tiền
Ngoài ra, cho ta thấy tại sao thiếu tiền và nhu cầu tiền là bao nhiêu.

Tính tỷ lệ tăng trưởng thực tế của doanh nghiệp. Tỷ lệ này đơn giản là sự gia tăng doanh thu trong một khoảng thời gian nhất định. Chia doanh thu tại thời điểm hiện tại cho doanh thu tại thời điểm khởi đầu. Bạn nên tính tỷ lệ tăng trưởng thực tế theo thời kỳ dùng để tính tỷ lệ tăng trưởng bền vững.
Tỷ lệ tăng trưởng thực tế sẽ thay đổi theo tháng, quý hoặc theo bất cứ khoảng thời gian nào bạn dùng để báo cáo kết quả tài chính. Vì tỷ lệ tăng trưởng thực tế chỉ là tỷ lệ thay đổi doanh thu nên chỉ số này sẽ biến động thường xuyên.
Khi tính tỷ lệ tăng trưởng thực tế, chú ý là số liệu doanh thu được tính theo khoảng thời gian bằng nhau. Nếu bạn so sánh doanh thu từ quý IV năm trước với tháng đầu tiên của năm sau, tỷ lệ tăng trưởng sẽ lớn hơn rất nhiều so với thực tế. Đảm bảo bạn so sánh các đại lượng bằng nhau, cụ thể là tuần với tuần, tháng với tháng, quý với quý, năm với năm, v.v...

So sánh tỷ lệ tăng trưởng thực tế với tỷ lệ tăng trưởng bền vững. Doanh nghiệp của bạn có thể tăng trưởng nhanh hơn, chậm hơn hoặc bằng với tỷ lệ bền vững. Mặc dù tăng trưởng nhanh có vẻ là chỉ số tích cực, nhưng tỷ lệ tăng trưởng vượt mức bền vững có nghĩa doanh nghiệp không có đủ tiền mặt để đáp ứng nhu cầu kinh doanh ở tốc độ doanh nghiệp đang phát triển. Nếu tỷ lệ tăng trưởng bền vững của bạn cao hơn tỷ suất sinh lời trên vốn sở hữu, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp của bạn hoạt động không như mong muốn.
Ví dụ, hãy hình dung một công ty xây dựng tạo ra những ngôi nhà. Để khởi nghiệp, chủ sở hữu đầu tư 100 tỷ đồng, và vay ngân hàng 100 tỷ. Sau một năm kinh doanh, chủ doanh nghiệp tính toán tỷ lệ tăng trưởng thực tế và tỷ lệ tăng trưởng bền vững, và thấy rằng tỷ lệ thực tế cao hơn nhiều so với tỷ lệ bền vững. Khi tăng doanh thu, anh ta cần thêm vốn để trang trải chi phí lao động và nguyên vật liệu để xây thêm nhà nhằm tăng thu nhập. Mặc dù tăng doanh thu tốt cho doanh nghiệp, nhưng chủ sở hữu không thể trang trải được hết chi phí nếu không đi vay. Hiểu được sự khác biệt giữa các tỷ lệ tăng trưởng, chủ doanh nghiệp có thể lên kế hoạch về việc vay vốn ở đâu hay liệu có nên làm chậm lại sự phát triển của công ty.
Tuy tỷ lệ tăng trưởng thực tế cao không phải lúc nào cũng có tính tiêu cực, song điều đó có nghĩa là doanh nghiệp cần trang trải cho chi phí vận hành tăng lên bằng cách phát hành thêm cổ phiếu, vay nợ mới, giảm cổ tức và tăng lợi nhuận cận biên. Hầu hết chủ doanh nghiệp mới thành lập không muốn vay thêm nợ hay phát hành thêm cổ phiếu trong những năm đầu, và muốn giảm tỷ lệ tăng trưởng ở mức bền vững.[3]
Tỷ lệ tăng trưởng thực tế thấp hơn mức tăng trưởng bền vững lại cho thấy doanh nghiệp của bạn không hoạt động tốt như mong muốn.[4]

Điều chỉnh việc kinh doanh. Sử dụng kiến thức bạn đã học về tỷ lệ tăng trưởng thực tế và bền vững để thay đổi kế hoạch kinh doanh. Nếu muốn duy trì tỷ lệ tăng trưởng cao hơn mức bền vững, bạn cần trang trải cho chi phí tăng lên trước khi thu lợi nhuận lớn hơn. Cân nhắc đi vay, phát hành thêm cổ phiếu, đầu tư vốn cá nhân hoặc giảm cổ tức. Nếu bạn không muốn làm những việc này, hãy giảm tỷ lệ tăng trưởng của công ty về mức bền vững và không cần tăng thêm vốn để trang trải chi phí.[5]
Nếu tỷ lệ tăng trưởng thực tế thấp hơn mức bền vững, bạn có nhiều tài sản hơn cần thiết. Nếu bạn không có kế hoạch mở rộng sản xuất, bạn nên trả nợ hoặc trả cổ tức cho cổ đông.

Giữ vững quan điểm. Hãy nhớ rằng các tỷ lệ tăng trưởng được tính toán dựa trên kết quả hoạt động trong quá khứ và không hoàn toàn dự báo được tương lai. Tỷ lệ tăng trưởng thực tế và bền vững sẽ không khớp với nhau một cách hoàn hảo, vì vậy, bạn nên sử dụng các tỷ lệ này như một công cụ định hướng việc ra quyết định kinh doanh, chứ không phải là căn cứ để làm trì hoãn việc ra quyết định hay hạn chế kinh doanh. Theo thời gian, tỷ lệ tăng trưởng bền vững sẽ có nhiều ý nghĩa hơn và doanh nghiệp của bạn cũng ngày càng có uy tín hơn. Trong năm đầu tiên hoạt động, tỷ lệ tăng trưởng thực tế và bền vững có thể dao động đáng kể, đó là điều bình thường.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Nếu giả định cấu trúc tài chính không đổi, khi doanh thu tăng x% thì tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn cũng gia tăng x%. Tại đây ta có thể tính ra tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn trên lý thuyết và so sánh với thực tế để xem việc đầu tư vào tài sản trong thực tế là có hiệu quả hay không? Nếu thực tế cao hơn so với lý thuyết => vốn đầu tư vào kinh doanh cao hơn so với tăng trưởng doanh số => lãng phí vốn => nếu vay nợ thì tốn thêm chi phí lãi vay => đầu tư vào tài sản không hiệu quả.
- Để đánh giá hiệu quả đầu tư tài sản ta có thể tính ROA của DN trước và sau khi đầu tư:
ROA=20% cho thấy 1 đồng vốn đầu tư vào tài sản tạo ra 0,2 đồng lợi nhuận. Nếu sau khi đầu tư tổng tài sản tăng lên (gồm tài sản ngắn hạn và dài hạn) ta sẽ tính ra được một tỷ số ROA mới. So sánh tỷ số ROA trước và sau khi đầu tư ta biết được hiệu quả đầu tư vào tài sản là tốt hay không?