Ngày nay các nhà Quản lý, các Chủ Doanh nghiệp trên thế giới đã chú ý nhiều đến mục tiêu tăng trưởng bền vững thay vì đi tìm kiếm sự tối đa hóa lợi nhuận. Những bài học của nhiều Doanh nghiệp bị phá sản không phải vì họ kinh doanh không tốt mà ngược lại chỉ vì họ kinh doanh quá tốt dẫn đến phát triển quá nóng.
Thực vậy, có nhiều DN hoạt động tốt , có lợi nhuận biên (margin) cao, có khả năng phát triển cao (nhu cầu khách hàng lớn) vì thế họ dễ dàng bị cuốn hút vào việc tăng trưởng cao nhằm gia tăng thị phần và tối đa hóa lợi nhuận. Nhưng không ít người bị rơi vào những bi kịch đứng trên bờ vực phá sản chỉ vì thiếu kế hoạch tài chính tốt phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng.
Không ít Doanh nghiệp, khi lập kế hoạch kinh doanh cho năm sau thường đưa ra mục tiêu tăng trưởng , thí dụ 20% , đều dựa vào: một là mong muốn của Chủ Doanh nghiệp là càng cao càng tốt , hai là khả năng của thị trường (nhu cầu từ khách hàng yêu cầu gia tăng), lý do này rất khó từ chối vì phải giử mối quan hệ với khách hàng. Vì thế rất ít Doanh nghiệp ( ngoại trừ các DN có CFO hoặc chủ DN có hiểu biết về tài chính) đưa ra mục tiêu tăng trưởng dựa vào các tính toán về nguồn tài chính. Và kết quả là sự thiếu hụt về tài chính nghiêm trọng dẫn đến cái gọi là “ chết trên chấm phạt đền”
Chúng ta ai cũng biết rằng, để có tăng trưởng hay nói một cách khác là tăng doanh thu, đồng nghĩa với việc phải gia tăng thêm tài sản dù là ngắn hạn như tồn kho, khoản phải thu hay tài sản dài hạn như đầu tư thêm trang thiết bị, máy móc để nâng cao năng lực SX ( tăng Tổng Tài sản) thì củng cần có nguồn vốn để đáp ứng cho nhu cầu này.
Vậy nguồn này lấy từ đâu? Một là từ lợi nhuận giữ lại (sau khi chia cổ tức), hai là đi vay thêm. Vấn đề ở đây đặt ra là phải tăng trưởng bao nhiêu thì vừa và bền vững
Vậy làm thế nào để tăng trưởng một cách bền vững?
Để hiểu điều này , có hai khái niệm mà chúng ta cần biết là :
– Tỷ lệ tăng trưởng nội bộ ( internal growth rate): là tỷ lệ tăng trưởng tối đa mà một DN có thể đạt được mà không cần bất kỳ nguồn tài chính bên ngoài. Tỷ lệ này được tính bằng công thức
Internal growth rate =(ROA x b)/(1-ROA x b) Trong đó b: phần lợi nhuận giữ lại.
– Và Tỷ lệ tăng trưởng bền vững ( sustainable growth rate): là tỷ lệ tăng trưởng tối đa mà một DN đạt được sự bền vững mà không cần thay đổi cấu trúc tài chính . Tỷ lệ này được tình bằng công thức
Sustainable growth rate g =(ROE x b)/(1-ROE x b) (ngoài ra còn có thể tính bằng g = R x ROE , nhưng lưu ý ROE phải được tính bằng Lợi nhuận ròng trên Vốn chủ sở hữu đầu kỳ và R là tỷ lệ lợi nhuận giữ lại)
– Tỷ lệ tăng trưởng nội bộ ( internal growth rate): là tỷ lệ tăng trưởng tối đa mà một DN có thể đạt được mà không cần bất kỳ nguồn tài chính bên ngoài. Tỷ lệ này được tính bằng công thức
Internal growth rate =(ROA x b)/(1-ROA x b) Trong đó b: phần lợi nhuận giữ lại.
– Và Tỷ lệ tăng trưởng bền vững ( sustainable growth rate): là tỷ lệ tăng trưởng tối đa mà một DN đạt được sự bền vững mà không cần thay đổi cấu trúc tài chính . Tỷ lệ này được tình bằng công thức
Sustainable growth rate g =(ROE x b)/(1-ROE x b) (ngoài ra còn có thể tính bằng g = R x ROE , nhưng lưu ý ROE phải được tính bằng Lợi nhuận ròng trên Vốn chủ sở hữu đầu kỳ và R là tỷ lệ lợi nhuận giữ lại)
Khái niệm tăng trưởng bền vững này được xây dựng dựa trên cơ sở cho rằng DN tăng trưởng mà không cần việc kêu gọi thêm vốn và không thay đổi tỷ lệ đòn bẩy tài chính. Như vậy rõ ràng , sau một năm hoạt động, DN có lãi EAT , chia cho cổ tức và lợi nhuận còn lại đóng góp vào Vốn chủ sở hữu chính là R x EAT.
Đây cũng chính là phần gia tăng của Tổng tài sản cuối năm. Theo tiền đề đưa ra, là không gọi thêm vốn và đi vay phải đảm bảo tỷ lệ đòn bẩy tài chính thì nói một cách khác, phương trình tăng trưởng bền vững chính là tỷ lệ giửa sự thay đổi vốn chủ sở hữu và Vốn chủ sở hữu đầu kỳ.
Do đó ta có: g = (R x EAT)/(VCSH đầu kỳ) = R x ROE .
Trong khuôn khổ bài này, tôi sẻ không đi sâu về mặt lý thuyết vì các bạn có thể tìm ở bất cứ đâu trong Google. Tôi chỉ muốn nêu vấn đê là khi đặt mục tiêu tăng trưởng, DN cần phải chú ý không vượt quá hệ số tăng trưởng bền vững g vì như vậy sẻ thiếu tiền mặt và cũng không nên thấp quá sẽ dư tiền mặt. Một khi bạn muốn đưa tỷ lệ tăng trưởng cao hơn g = R x ROE . Thí dụ ở đây g = 15%. Và bạn muốn tăng trưởng 20%, thì bạn phải:
– Điều chỉnh lại chính sách tài chính bằng thay đổi R, nghĩa là chia cổ tức ít đi để phần lợi nhuận giử lại cao hơn. Hoặc thay đổi tỷ lệ đòn bẩy tài chính nhưng điều này sẽ đi kèm rủi ro (vì ta biết rằng ROE = P x A X T . Trong đó P : tỷ lệ lợi nhuận , A: vòng quay tài sản, T : đòn bẩy tài chính.)
– Tăng P: điều này hơi khó.
– Tăng vòng quay tài sản A: điều này cũng khó và thường là tăng P sẽ khó tăng A.
Trong khuôn khổ bài này, tôi sẻ không đi sâu về mặt lý thuyết vì các bạn có thể tìm ở bất cứ đâu trong Google. Tôi chỉ muốn nêu vấn đê là khi đặt mục tiêu tăng trưởng, DN cần phải chú ý không vượt quá hệ số tăng trưởng bền vững g vì như vậy sẻ thiếu tiền mặt và cũng không nên thấp quá sẽ dư tiền mặt. Một khi bạn muốn đưa tỷ lệ tăng trưởng cao hơn g = R x ROE . Thí dụ ở đây g = 15%. Và bạn muốn tăng trưởng 20%, thì bạn phải:
– Điều chỉnh lại chính sách tài chính bằng thay đổi R, nghĩa là chia cổ tức ít đi để phần lợi nhuận giử lại cao hơn. Hoặc thay đổi tỷ lệ đòn bẩy tài chính nhưng điều này sẽ đi kèm rủi ro (vì ta biết rằng ROE = P x A X T . Trong đó P : tỷ lệ lợi nhuận , A: vòng quay tài sản, T : đòn bẩy tài chính.)
– Tăng P: điều này hơi khó.
– Tăng vòng quay tài sản A: điều này cũng khó và thường là tăng P sẽ khó tăng A.
Vậy thì tốt nhất là mục tiêu tăng trưởng nên bằng tốc độ tăng trưởng bền vững. Hoặc để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng thì nên vay nợ một cách hợp lý để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng gia tăng.