Dữ liệu chéo là dữ liệu về một hay một số biến được thu thập tại cùng một thời điểm. Ví dụ, các cuộc điều tra thống kê của Việt Nam, điều tra về chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh, điều tra nông hộ ở một địa phương, khảo sát mức độ thỏa mãn của khách hàng...
Dữ liệu chéo là loại dữ liệu được sử dụng phổ biến nhất trong kinh tế và nhiều lĩnh vực khoa học xã hội khác. Trong dự báo, dữ liệu chéo được sử dụng khá phổ biến để hỗ trợ cho các phương pháp dự báo định tính và một số mô hình dự báo nhân quả.
Dữ liệu chuỗi thời gian
Dữ liệu chuỗi thời gian là các dữ liệu mà các biến quan sát được thu thập theo thời gian, chẳng hạn như GDP, CPI, việc làm, thất nghiệp, cung tiền, lãi suất, chỉ số giá chứng khoán, suất sinh lợi của một cố phiếu, giá dầu, giá vàng, doanh số...Các dữ liệu thời gian có thể đc thu thập theo một tần suất quan sát nhất định tùy đặc điểm của từng đối tượng nghiên cứu, ví dụ theo ngày (chứng khoán, lãi suất, tỷ giá hối đoái), theo tuần (lương tuần, cung tiền), theo tháng (tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát, sản lượng công nghiệp, doanh số), theo quý (GDP, doanh số), theo năm (ngân sách của chính phủ, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, giá trị xuất khẩu).
Dữ liệu bảng
Dữ liệu bảng có các thành phần của cả dữ liệu thời gian và dữ
liệu chéo. Ví dụ, nếu ta thu thập dữ liệu
về tỷ lệ thất nghiệp của 10 quốc gia cho giai đoạn 20 năm, thì dữ liệu đó sẽ tạo
thành một dữ liệu gộp – dữ liệu về tỷ lệ thất nghiệp của mỗi nước trong 20 năm
là một dữ liệu thời gian và tỷ lệ thất nghiệp của 10 nước tại một năm bất kỳ là
dữ liệu chéo.
Kết hợp các dữ liệu chéo ở các năm khác nhau thường là một
cách rất hiệu quả trong việc phân tích các ảnh hưởng của một chính sách mới. Ý
tưởng thu thập dữ liệu từ những năm trước và sau khi có một sự thay đổi chính
sách quan trọng.
Quyết định chọn thu thập dữ liệu nào thường tùy thuộc vào bản
chất của nghiên cứu. Để trả lời các câu hỏi ở cấp độ cá nhân hay hộ gia đình,
ta thường sử dụng các dữ liệu chéo, cụ thể thu thập bằng điều tra thực tế. Nếu
mục đích nghiên cứu xem xét liệu có các mối quan hệ kinh tế có thay đổi theo thời
gian hay không, ta có thể sử dụng loại dữ liệu bảng . Tuy nhiên, loại dữ liệu
này rất khó thu thập. Dữ liệu chuỗi thời gian được sử dụng phổ biến trong dự
báo và phân tích mối quan hệ dài hạn giữa các chỉ báo kinh tế. Dữ liệu thời
gian thường được sử dụng trong các nghiên cứu kinh tế vĩ mô. Khi phân tích dữ
liệu chuỗi thời gian người phân tích cần phải hết sức lưu ý xem các chuỗi thời
gian đó dừng hay không dừng vì nó quyết định đến việc lựa chọn mô hình, ý nghĩa
của mối quan hệ kinh tế, và các kiểm định chuyên biệt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét