Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Đòn bẩy kinh doanh, tài chính

Đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy liên quan đến việc sử dụng các chi phí hoạt động cố định hay các chi phí tài chính cố định của một doanh nghiệp.
Rủi ro kinh doanh là tính khả biến hay không chắc chắn về EBIT của DN.
Rủi ro tài chính là tính khả biến tăng thêm của thu nhập mỗi cổ phần do việc sử dụng các nguồn vốn có chi phí tài chính cố định. Một phần của rủi ro tài chính là có hệ thống và phần còn lại là không hệ thống.

Độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh (DOL). Đòn bẩy kinh doanh liên quan đến việc sử dụng tài sản có các định phí. Một DN sử dụng đòn bẩy kinh doanh càng nhiều, EBIT sẽ càng nhạy cảm đối với các thay đổi trong doanh số. Độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh là tác động số nhân do việc DN sử dụng các chi phí hoạt động cố định. Theo định nghĩa DOL là phần trăm thay đổi trong EBIT bắt nguồn từ một phần trăm thay đổi trong doanh số cho sẵn. Như vậy, nếu một DN lệ thuộc vào tính biến động đáng kể trong doanh số theo chu kỳ kinh doanh, tính biến đổi EBIT (tức rủi ro kinh doanh) có thể cắt giảm được qua việc giới hạn sử dụng định phí đối với một số tài sản trong quy trình sản xuất. Tương tự, nếu doanh số của một DN có khuynh hướng ổn định theo chu kỳ kinh doanh, việc dùng một tỷ lệ phần trăm cao định phí đối với một số tài sản trong quy trình sản xuất sẽ có ít tác động đối với tính biến đổi của EBIT.

Rủi ro tài chính chỉ tính khả biến tăng thêm của thu nhập mỗi cổ phần và xác suất mất khả năng chi trả xảy ra khi một DN sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí tài chính cố định, như nợ và cổ phần ưu đãi, trong cấu trúc vốn của mình. (Mất khả năng chi trả xảy ra khi một DN không thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng - như thanh toán lãi và vốn vay, thanh toán các khoản phải trả và nộp thuế thu nhập DN khi đáo hạn). Các chi phí sử dụng vốn như lãi vay và cổ tức ưu đãi tượng trưng cho các nghĩa vụ theo hợp đồng một DN phải đáp ứng bất kể về mức độ EBIT. Việc gia tăng sử dụng các số lượng nợ và cổ phần ưu đãi làm gia tăng các chi phí tài chính cố định của DN; đến lược mình. Các chi phí này lại làm tăng mức EBIT mà DN phải đạt được để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính và duy trì hoạt động. Lý do, một DN chấp nhận rủi ro của tài trợ có chi phí tài chính cố định là để tăng lợi nhuận có thể có cho các cổ đông.

Rủi ro của việc sử dụng đòn bẩy tài chính là nếu tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư thấp hơn chi phí sử dụng vốn vay thì đòn bẩy tải chính sẽ làm giảm tỷ suất sinh lợi mong đợi của các cổ đông.
Một số tài liệu cho rằng nếu mức lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền đầu tư của DN là hiệu quả.
Tuy nhiên chú ý rằng nếu tính lợi nhuận trên tổng tài sản bằng công thức lãi ròng/Tổng TS mà ko điều chỉnh là không đúng. Mà theo đúng tinh thần tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư phải là (tỷ suất sinh lời trên TTS đã điều chỉnh) là ROI = [lãi ròng + lãi vay (1-thuế suất)]/Tổng TS

Tầm quan trọng của đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy làm phóng đại lỗ tiềm năng cũng như lãi tiềm năng cho các cổ đông.
Bất cứ khi nào một DN gánh chịu các chi phí hoạt động cố định hay chi phí tài chính cố định, DN này đc gọi là đang sử dụng đòn bẩy.
Đòn bẩy kinh doanh dùng chi phí hoạt động cố định làm điểm tựa. Khi một DN sử dụng các chi phí hoạt động cố định, một thay đổi trong doanh thu sẽ được phóng đại thành một thay đổi tương đối lớn hơn trong lãi  trước thuế và lãi vay (EBIT). Tác động số nhân này cảu việc sử dụng các chi phí hoạt động cố định được gọi là độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh.
Đòn bẩy tài chính dùng các chi phí tài chính cố định làm điểm tựa. Khi một DN sử dụng các chi phí tài chính cố định, một sự thay đổi trong EBIT đc phóng đại thành một thay đổi tương đối lớn hơn trong thu nhập mỗi cổ phần (EPS). Tác động số nhân này của việc sử dụng các chi phí tài chính cố định được gọi là độ nghiêng đòn bẩy tài chính.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét