Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Cấu trúc dữ liệu kinh tế

Dữ liệu chéo
Dữ liệu chéo là dữ liệu về một hay một số biến được thu thập tại cùng một thời điểm. Ví dụ, các cuộc điều tra thống kê của Việt Nam, điều tra về chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh, điều tra nông hộ ở một địa phương, khảo sát mức độ thỏa mãn của khách hàng...
Dữ liệu chéo là loại dữ liệu được sử dụng phổ biến nhất trong kinh tế và nhiều lĩnh vực khoa học xã hội khác. Trong dự báo, dữ liệu chéo được sử dụng khá phổ  biến để hỗ trợ cho các phương pháp dự báo định tính và một số mô hình dự báo nhân quả.

Dữ liệu chuỗi thời gian
Dữ liệu chuỗi thời gian là các dữ liệu mà các biến quan sát được thu thập theo thời gian, chẳng hạn như GDP, CPI, việc làm, thất nghiệp, cung tiền, lãi suất, chỉ số giá chứng khoán, suất sinh lợi của một cố phiếu, giá dầu, giá vàng, doanh số...Các dữ liệu thời gian có thể đc thu thập theo một tần suất quan sát nhất định tùy đặc điểm của từng đối tượng nghiên cứu, ví dụ theo ngày (chứng khoán, lãi suất, tỷ giá hối đoái), theo tuần (lương tuần, cung tiền), theo tháng (tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát, sản lượng công nghiệp, doanh số), theo quý (GDP, doanh số), theo năm (ngân sách của chính phủ, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, giá trị xuất khẩu).

Dữ liệu bảng
Dữ liệu bảng có các thành phần của cả dữ liệu thời gian và dữ liệu chéo. Ví dụ,  nếu ta thu thập dữ liệu về tỷ lệ thất nghiệp của 10 quốc gia cho giai đoạn 20 năm, thì dữ liệu đó sẽ tạo thành một dữ liệu gộp – dữ liệu về tỷ lệ thất nghiệp của mỗi nước trong 20 năm là một dữ liệu thời gian và tỷ lệ thất nghiệp của 10 nước tại một năm bất kỳ là dữ liệu chéo.
Kết hợp các dữ liệu chéo ở các năm khác nhau thường là một cách rất hiệu quả trong việc phân tích các ảnh hưởng của một chính sách mới. Ý tưởng thu thập dữ liệu từ những năm trước và sau khi có một sự thay đổi chính sách quan trọng.

Quyết định chọn thu thập dữ liệu nào thường tùy thuộc vào bản chất của nghiên cứu. Để trả lời các câu hỏi ở cấp độ cá nhân hay hộ gia đình, ta thường sử dụng các dữ liệu chéo, cụ thể thu thập bằng điều tra thực tế. Nếu mục đích nghiên cứu xem xét liệu có các mối quan hệ kinh tế có thay đổi theo thời gian hay không, ta có thể sử dụng loại dữ liệu bảng . Tuy nhiên, loại dữ liệu này rất khó thu thập. Dữ liệu chuỗi thời gian được sử dụng phổ biến trong dự báo và phân tích mối quan hệ dài hạn giữa các chỉ báo kinh tế. Dữ liệu thời gian thường được sử dụng trong các nghiên cứu kinh tế vĩ mô. Khi phân tích dữ liệu chuỗi thời gian người phân tích cần phải hết sức lưu ý xem các chuỗi thời gian đó dừng hay không dừng vì nó quyết định đến việc lựa chọn mô hình, ý nghĩa của mối quan hệ kinh tế, và các kiểm định chuyên biệt.

Đo lường mức độ chính xác của dự báo

Sai số dự báo
Sai số dự báo là một thước đo tìm hiểu giá trị dự báo sẽ gần với giá trị thực tế bao nhiêu. Trong thực tế sai số dự báo là chênh lệch giữa những giá trị thực tế và giá trị dự báo tương ứng.

                                                et = Yt - Y^t

                                    et là sai số dự báo trong giai đoạn t
                                    Yt là giá trị thực tế trong giai đoạn t
                                    Y^t là giá trị dự báo.

Nếu một mô hình dự báo được đánh giá tốt thì sai số dự báo phải tương đối nhỏ. Sự thực, nếu chúng ta đã xây dựng một mô hình một cách đúng đắn thì những dao động của sai số dự báo sẽ không theo một chiều hướng nào cả vì những giao động đó là do các hiện tượng bên ngoài mà chúng ta không thể dự đoán được. Điều này có nghĩa rằng những dao động ngẫu nhiên của et trong mỗi thời đoạn chỉ thuần túy là dao động ngẫu nhiên quanh giá trị dự báo Y^t, vì vậy tổng của sai số dự báo sẽ tiến về giá trị không. Chính vì thế, việc kiểm định sai số dự báo/phần dư có phải là một chuỗi ngẫu nhiên hay không sẽ là một tiêu chí quan trong khi đánh giá mức độ chính xác của dự báo.

Đo lường độ chính xác dự báo bằng thống kê
(1) Sai số trung bình (Mean error)
(2) Sai số phần trăm trung bình (Mean Percentage Error)
(3) Sai số tuyệt đối trung bình (Mean Absolute Error)
(4) Sai số phần trăm tuyệt đối (Mean Absolute Percentage Error)
(5) Sai số bình phương trung bình (Mean Squared Error)
(6) Căn bậc hai của sai số bình phương trung bình (Root Mean Squared Error)
(7) Hệ số không ngang bằng Theil's U

Phương pháp luận của dự báo nhân quả

Khi dự báo bằng mô hình nhân quả, xuất phát từ mục tiêu dự báo; người làm dự báo cần dựa trên các lý thuyết kinh tế, các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan có liên quan, kinh nghiệm của các chuyên gia trong ngành...để từ đó xác định biến số (biến giải thích) có thể ảnh hưởng đến biến cần dự báo (biến phụ thuộc). Sau đó mới tiến hành thu thập dữ liệu; xây dựng, ước lượng mô hình; kiểm định giả thuyết, và thực hiện dự báo.

Phương pháp luận của dự báo chuỗi thời gian

Các phương pháp dự báo định lượng được chia thành hai nhóm: các mô hình chuỗi thời gian và các mô hình nhân quả.

Các mô hình dự báo chuỗi thời gian là dự báo giá trị tương lai của một biến nào đó chỉ bằng cách phân tích số liệu quá khứ và hiện tại của chính biến số đó. Giả định chủ yếu là trong tương lai biến số dự báo sẽ giữ nguyên chiều hướng vận động đã xảy ra trong khứ và hiện tại. Chỉ có các chuỗi dữ liệu có tính ổn định thì mới có thể cho ra dự báo đáng tin cậy. Vì thế, như chúng ta sẽ biết, tính "dừng" là một điều kiện quan trọng  nhất trong việc phân tích và dự báo chuỗi thời gian. Cho nên, trước khi xác định mô hình định lượng nào phù hợp với dữ liệu, người làm dự báo cần khảo sát dữ liệu một cách cẩn thận.
Các công cụ phân tích dữ liệu thường sử dụng đối với chuỗi thời gian là vẽ đồ thị theo thời gian, giản đồ tự tương qua, và kiểm định nghiệm đơn vị. Tùy thuộc vào số liệu sẵn có mà ta chọn mô hình dự báo thích hợp nhất thông qua các tiêu chí đánh giá dự báo, nhưng mô hình ARIMA và ARCH/GARCH đang được sử dụng phổ biến, nhất là trong việc dự báo tài chính và các chỉ báo kinh tế vĩ mô.

Ngược lại, các mô hình dự báo nhân quả dựa trên phân tích hồi quy. Chính vì vậy, chúng ta cần có kiến thức nền tảng nhất định về kinh tế lượng và thống kê để dễ dàng tiếp cận và vận dụng các mô hình nhân quả.

Dự báo các giai đoạn quá khứ được gọi là dự báo hậu nghiệm và dự báo các giai đoạn tương lai gọi là dự báo tiền nghiệm.

  • Tương ứng với giai đoạn ước lượng Y1,...Yn những giá trị dự báo Y^1 ...Y^n. Những giá trị này được tìm trong mô hình hay trong mẫu dữ liệu khi tiến hành dự báo. Từ những giá trị thực tế và  giá trị dự báo chúng ta có thể xác định sai số dự báo e1,....e,n (với en = Yn - Y^n) cho mô hình (trong giai đoạn ước lượng), từ đó độ chính xác của mô hình có thể đc xác định. Tất cả những giá trị vượt ra ngoài Yn phải là giá trị dự báo. Trong khuôn khổ của đường thời gian, những giá trị dự báo sẽ nằm trong giai đoạn ước lượng. Tất cả những giá trị dự báo hình thành trong giai đoạn dự báo được gọi là dự báo ngoài phạm vi mẫu bởi vì nó xuất hiện sau khi chấm dứt giai đoạn ước lượng.
  • Toàn bộ giai đoạn dự báo sẽ được phân chia thành hai bộ phận phân biệt là dự báo hậu nghiệm và dự báo tiền nghiệm.
    • Giai đoạn dự báo hậu nghiệm là thời gian từ quan sát đầu tiên sau khi chấm dứt giai đoạn mẫu Y^n+1 tới quan sát mới nhất Y^N. Đặc trưng quan trọng trong giai đoạn này là nhà nghiên cứu đã có giá trị thực tế của đối tượng dự báo Yt. Giai đoạn hậu nghiệm sẽ cung cấp cho nhà nghiên cứu cơ hội đánh giá mức độ chính xác của mô hình dự báo trong giai đoạn này bằng cách sử dụng chênh lệch giữa giá trị thực tế và giá trị dự báo hậu nghiệm. Nếu như độ chính xác của mô hình không thỏa mãn thì lúc đó nhà nghiên cứu sẽ lựa chọn hai giải pháp: tìm kiếm một mô hình thay thế với độ chính xác cao hơn hoặc mở rộng giai đoạn mẫu bao gồm cả những quan sát trong giai đoạn hậu nghiệm đang xét. Nếu nhà nghiên cứu mở rộng giai đoạn ước lượng tới hiện tại thì dự báo trong phạm vi mẫu sẽ hình thành  từ Y^1 .....Y^N. Lúc này giai đoạn dự báo không bao gồm giá trị dự báo hậu nghiệm .
    • Giai đoạn dự báo tiền nghiệm là giai đoạn không có giá trị thực tế về đối tượng dự báo (hay bất kỳ những biến số ảnh hưởng khác). Đây chính là dự báo cho tương lai. Chúng ta ký hiệu những dự báo tiền nghiệm là Y^N+1 ......Y^N+K. Bởi vì trong giai đoạn này không có giá trị thực tế của đối tượng dự báo do đó sẽ không xác định được độ chính xác của những dự báo tiền nghiệm.
       

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Phân tích chỉ số ROE, ROI, ROA

Phân tích chỉ số ROE, ROI, ROA

Chào mọi người. Qua quá trình tìm hiểu tôi nhận thấy những chỉ số ROE, ROI và ROA rất cần thiết cho 1 nhà đầu tư. Để hiểu thêm về hoạt động kinh doanh của 1 doanh nghiệp và có những bước đầu tư đúng đắn. Sau đâu tôi sẻ trình bày phần phân tích các chỉ số này mà trong quá trình tìm hiểu tôi đã sưu tầm và đúc kết. Mọi người xem xong rồi góp ý nhé.

Phần 1 Phân tích ROE và ROA

ROE: Tỷ suất thu nhập trên vốn chủ sở hữu (còn gọi là suất sinh lời của vốn chủ sở hữu)
ROA: Tỷ suất thu nhập trên tài sản (suất sinh lời của tài sản)
FL (Financial Leverage): Đòn bẩy tài chính
công thức để lý giải như sau:

(1) ROE = Lãi ròng / Vốn chủ sở hữu
(2) ROA = Lãi ròng / Tổng tài sản
(3) FL = 1 + (Nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu)
Từ 3 công thức trên sau biến đổi (chỉ đơn thuần là toán học và kế toán)
còn lại công thức tính ROE như thế này:
ROE = ROA x FL tức là: ROE = (Lãi ròng / Tổng tài sản) x (1 + (Nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu))

Ví dụ:
Có 2 công ty cùng kinh doanh Karaoke + dịch vụ vui vẻ, gọi tắt là A và B
- Công ty A có nợ phải trả là 5 tỷ và vốn chủ sở hữu là 20 tỷ; Công ty B có nợ phải trả là 15 tỷ và vốn chủ sở hữu là 10 tỷ.
- Lãi ròng thu được trong năm là: 10 tỷ đồng (A, B có lãi như nhau)
- Tổng tài sản là 25 tỷ đồng (A, B có tổng tài sản đưa vào kinh doanh như nhau)
Như vậy: ROA = Lãi ròng / Tổng tài sản = 10 tỷ / 25 tỷ = 40%
Nói cách khác là cứ 10 đồng tài sản sử dụng cho kinh doanh thì sẽ thu được 4 đồng lãi/năm (A và B sử dụng tài sản để kinh doanh tốt như nhau).

Vậy thì mua cổ phiếu của thằng nào đây? Lại phải so sánh ROE thôi các bạn nhỉ !
ROE = Lãi ròng / Vốn chủ sở hữu
- ROE (A) = 10 tỷ / 20 tỷ = 50%
- ROE (B) = 10 tỷ / 10 tỷ = 100%
A lãi 50% vốn, B lãi 100% vốn (ấn tượng quá, hơn cả chơi chứng khoán).
Với kết quả trên thì B ngon hơn A, vì: ROE (B) > ROE (A) mà.
tiếp nhé:
Vì ROA của 2 thằng là như nhau nên ta có: (xtôi lại công thức tính FL và quan hệ của ROE với ROA & FL ở trên)
ROE (A) = ROA x FL (A) = 40% x (1 + (5/20)) = 50%
ROE (B) = ROA x FL (B) = 40% x (1 + (15/10)) = 100%

Đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng lớn đến lãi; Vay nợ càng nhiều thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu càng cao
Thế nhưng các bạn nhớ cho:
1/. Trong trường hợp rủi ro công ty bị phá sản thì các chủ nợ sẽ được thu hồi vốn trước, các bạn là người bỏ vốn tham gia sở hữu công ty thì sẽ được chi trả sau cùng. Nếu đã bán hết tài sản mà cũng chỉ đủ trả nợ thì các bạn ... "móm".

2/. Trường hợp năm nay các chú dân quân ở phường kiểm tra dữ quá không làm ăn gì được, lãi ròng chỉ đủ trả lãi vay thì các bạn cũng ... "móm".

ROE và ROA mà cao thì càng tốt thôi nhưng thực ra các nước trên thế giới có nhiều kinh nghiệm cho rằng, hai thằng này cứ trên 20% là ngon rồi tất nhiên càng cáo càng tốt rồi. Nhưng có điều lãi cao tỉ thuận thuận phải rủi ro cao đấy các bạn phải lưu ý... nhưng cũng không sao tôi đã có cách trị thằng FL rồi; các bạn nhảy vào tìm thằng ROIC (ROI & ROTC là một) thì được ngay

Thực tế ROE và ROA trên 20% là có thể tạm chấp nhận và đầu tư được...nhưng các bạn phải quay ra tính thằng EPS (Lãi/số cổ phiếu) và PE (giá/cổ phiếu) cái. Các cụ nhiều kinh nghiệm cũng tuyên đoán PE tầm 20 là tạm ổn, đừng tham quá.

Ví dụ như sau: hoàn toàn có thể đối với thị trường Việt Nam.
Công ty X có vốn điều lệ là 20 tỷ (=2 triệu cổ phần với mệnh giá là 10.000 đồng/cổ phần).
Trong bản cáo bạch, công ty vẽ rất nhiều dự án và dự kiến năm tới sẽ đtôi lại tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ đến 60%. Dĩ nhiên để thực hiện các dự án tốt đẹp của mình, công ty không quên đưa ra lộ trình sẽ tăng vốn lên gấp đôi.

Chính vì tỷ suất lãi/vốn quá hấp dẫn (cộng với một số thông tin tốt khác) đã làm giá cổ phiếu của công ty tăng cao. Chỉ 3 tháng sau khi IPO, giá cổ phiếu của công ty X đã là 160.000 đồng/cổ phiếu.
Lúc này, công ty quyết định tăng vốn điều lệ lên gấp đôi với phương thức phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:1 với giá phát hành là 130.000 đồng/cổ phiếu (thấp hơn giá đang giao dịch 30.000 đồng).
Giả sử việc phát hành thành công, công ty sẽ có 40 tỷ vốn điều lệ (=4 triệu cổ phần với mệnh giá 10.000 đồng) và có 240 tỷ thặng dư vốn =(130.000-10.000) x 2 triệu CP mới phát hành thêm.

Nếu mang 240 tỷ gửi ngân hàng 1 năm với lãi suất 10% thì sẽ thu được 24 tỷ. Chỉ cần 24 tỷ này chia cho 4 triệu cổ phần thì sẽ có EPS là 6.000 đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ là 60% (24 tỷ lãi/40 tỷ vốn điều lệ) đúng như cáo bạch đã đưa ra.

Do công ty phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu với giá 130.000 nên thị trường chỉ chấp nhận giá giao dịch khoảng 135.000 đồng, khi đó PE khoảng 22 (=135.000/6.000). Hấp dẫn quá nhỉ.
À thế còn cổ đông sáng lập làm thế nào lấy lại vốn.

Bán bớt cổ phần với lý do chi tiêu cá nhân hoặc góp vốn vào công ty con (tất nhiên là bán dần dần thôi để còn giữ giá chứ).
Nếu bán từ từ với giá 130.000 đồng/CP thì chỉ cần bán khoảng 55% số cổ phiếu đang nắm giữ thì sẽ thu hồi đủ vốn (10 tỷ ban đầu + 130 tỷ mua cổ phiếu phát hành thêm, giả sử cổ đông sáng lập sở hữu 50% vốn điều lệ).
Khổ quá ai là người mất tiền? tôi, các bạn và nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ khác đấy. Tất nhiên đây chỉ là ví dụ giả định nhưng có khả năng xảy ra rất cao.

Phần 2 Phân tích ROI

Đến ROI – Return On Investment (hay còn gọi là ROIC và ROTC) định nghĩa đơn giản thì nó là một công cụ tài chính để tính hiệu quả đầu tư. ROI sử dụng để so sánh hiệu quả đầu từ khi lựa chọn đầu tư. Như đã đề cập ở trên, khi đầu tư chỉ nhìn vào chỉ số ROE, ROA và thấy ROE cao là ok thì mức độ nguy hiểm sẽ cao.

Trường hợp này chỉ phù hợp với những nhà đầu tư thích mạo hiểm, còn những nhà đầu tu chiến lược thì phải có phương sách khác. Thực ra, bảo nhà đầu tư chiến lược sợ mạo hiểm thì cũng không phải nhưng họ biết cách phân bổ tỉ lệ rủi ro để đầu tư có thể 50/50 hoặc 40/60… tôi cũng xin đề cập thêm, có hơi nhắc lại nhưng các bạn cũng phải chú ý; một số nhà đầu tư nhỏ lẻ người Việt, ít chịu học hỏi, rồi đổ vạ cho muôn vàn lý do khác nhau...lại “chơi” theo kiểu tâm lý… “nước lên thuyền cũng lên rồi ngược lại”, chắc các bạn hiểu tại sao tôi không dùng “đầu tư” mà lại dùng “chơi’… trên đời chỉ có chơi sổ số, tổ tôm, ba cây, bạc…..mấy ai dùng “chơi” chứng khoán; thế có bằng đầu tư chứng khoán vơ thành trò “đỏ đen” cả lượt.

Nên các bạn có đầu tư không nên chỉ đánh giá chỉ số ROE và ROA….mà phải đánh giá được thành ROI (ROIC & ROTC), EPS, PE, EBIT, NIEAT, NET-DEBT…. nhiều lắm còn riêng thằng FL hay còn gọi NFL (Net Finacial Leverage – Cơ chế đòn bẩy tài chính) tôi biết cách khống trị rồi. Chỉ qua mắt mấy nhà đầu tư với vẩn thôi…thằng này tôi tính ROI là đi luôn…đặc biệt phải chú ý khi ta đạt bút tính ra kết quả ROE và ROA, rồi tính đến ROI sẽ cho ta một kết quả thực. Nhưng khi thay đổi tỉ lệ Net Debt (순재무부채) và FL thì hai thằng ROE và ROA sẽ thay đổi, riêng thằng ROI giữ nguyên
Xin giải thích thêm, khi phân tích doanh nghiệp nhà đầu tư sẽ rất dễ gặp nguy hiểm nếu như chỉ nhìn vào ROE không vì doanh nghiệp cũng như các nhà kinh tế có thể đánh lừa nhà đầu tư khi nâng tỉ lệ nợ phải trả “Net Debt” lên cao== đương nhiên thằng ROE sẽ kéo lên cao rồi…chết thì chết ai…chết anh tôi chúng ta thôi.. khi công ty phá sản tôi xét trả nợ sẽ ưu tiên mấy ông đấy trước….còn anh tôi ta “móm” ….

Nên rút ra một điều; lợi nhuận càng cao tỉ lệ thuận với mức độ nguy hiểm. Tôi nói thế chỉ là cảnh báo thôi…chứ có ai thích lợi nhuận thấp đâu. Tôi có mấy cậu bạn nó chẳng biết quái gì về ROE, ROA, ROI, EPS, PE….là gì mà nó vẫn thu tiền tỉ cổ phiếu và đi BMW …. suốt ngày chỉ đọc bào, uống café ngồi đầy vỉa hè nghe ngóng thông tin….

Trong phần trước tôi đã trình bày cơ bản chỉ số ROI và chưa nhấn mạnh FL, tôi xin phân tích, lấy ví dụ cho các bạn đọc và tham khảo.

Chắc các bạn thấy FL là công cụ rất mạnh để doanh nghiệp có thể “múa rìu qua mắt” tôi, các bạn và các nhà đầu tư khác.

Ý nghĩa của thằng FL (Financial Leverage) hay còn gọi NFL (Net Financial Leverage) là:
1- Đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả; hệ số sử dụng FL càng cao (Tức: Phần nợ> Vốn chủ sở hữu = Capital = Net Debt>Equity) thì càng làm tăng tỉ lệ sinh lời của vốn chủ sở hữu.
2- Ngược lại, khi doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, mọi rủi ro sẽ dồn hết cho những người chủ sở hữu vốn.

Các bạn nên chú ý điều này, ở trên tôi đã đề cập nhưng vẫn phải nhắc lại
1- Người cho vay sẽ thu được lãi vay định kì thưo tỉ lệ và thời gian ấn định trước. Phần chi phí cho lãi vay theo nguyên tắc kế toán sẽ được hạch toán vào chi phí hoạt động của DN trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Còn tôi, các bạn và các nhà bỏ vốn đầu tư khác, khi góp vốn vào công ty bằng mọi cách mua cổ phần thì chỉ được chia lãi từ phần lợi nhuận sau thuế và chưa biết là bao nhiêu.
2- Khi DN làm ăn thua lỗ dẫn tới phá sản, các chủ nợ được ưu tiên lấy lại tiền trước từ tài sản thanh lý, phần còn lại nếu mà còn mới tới lượt
Vậy chỉ tiêu nào có thể khắc phục được sự bóp méo ROE bàng FL ? thưa các bạn câu trả lời là có, đó là ROI (ROIC hoặc ROTC)…. Việt Nam mình gọi là lãi suất sinh lời từ tổng vốn đầu tư.

công thức tính như sau:

ROI = (Lãi ròng + Lãi vay sau thuế) / Tổng tài sản
Hoặc ROI = (Lãi ròng + Lãi vay x ( 1- Thuế suất)) / Tổng tài sản
Hoặc ROI = ((Lãi trước thuế + Lãi vay) x (1 – Thuế suất)) / Tổng tài sản

Trong đó phần EBIT (Lãi trước thuế + lãi vay) các bạn nên để ý một chút.
minh hoạ số liệu tính toán chỉ tiêu ROI

Khoản mục Tỷ đồng
Doanh thu thuần 500
Giá vốn hàng bán 380
Lãi gộp 120
Chi phí QL+BH (chưa tính lãi vay) 30
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế EBIT 90
Lãi vay (10% trên tổng nợ) I 12
Lợi nhuận trước thuế EBT 78
Thuế thu nhập doanh nghiệp (28%) T 22
Lãi ròng 56

Tổng tài sản 300
Tổng nợ 120
Vốn chủ sở hữu 180

Suất sinh lời của tài sản ROA 19%
Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE 31%
Đòn bẩy tài chính FL 1.50
Suất sinh lời của tổng vốn đầu tư ROI 22%

Chú ý: Khi thay đổi cơ cấu nợ (đòn bẩy tài chính FL), 3 chỉ tiêu ROA, ROE và FL sẽ thay đổi còn ROI thì sao? không thay đổi gì hết. Nếu không tin, Các bạn cứ xem số liệu ở những chỗ tôi bôi màu đen nhé. Bảng dưới tôi đã cho thay đổi cơ cấu nợ/vốn so với bảng trên.

Khoản mục Tỷ đồng
Doanh thu thuần 500
Giá vốn hàng bán 380
Lãi gộp 120
Chi phí QL+BH (chưa tính lãi vay) 30
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế EBIT 90
Lãi vay (10% trên tổng nợ) I 20
Lợi nhuận trước thuế EBT 70
Thuế thu nhập doanh nghiệp (28%) T 20
Lãi ròng 50

Tổng tài sản 300
Tổng nợ 200
Vốn chủ sở hữu 100

Suất sinh lời của tài sản ROA 17%
Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE 50%
Đòn bẩy tài chính FL 0.50
Suất sinh lời của tổng vốn đầu tư ROI 22%

Sưu Tầm

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Đòn bẩy kinh doanh, tài chính

Đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy liên quan đến việc sử dụng các chi phí hoạt động cố định hay các chi phí tài chính cố định của một doanh nghiệp.
Rủi ro kinh doanh là tính khả biến hay không chắc chắn về EBIT của DN.
Rủi ro tài chính là tính khả biến tăng thêm của thu nhập mỗi cổ phần do việc sử dụng các nguồn vốn có chi phí tài chính cố định. Một phần của rủi ro tài chính là có hệ thống và phần còn lại là không hệ thống.

Độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh (DOL). Đòn bẩy kinh doanh liên quan đến việc sử dụng tài sản có các định phí. Một DN sử dụng đòn bẩy kinh doanh càng nhiều, EBIT sẽ càng nhạy cảm đối với các thay đổi trong doanh số. Độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh là tác động số nhân do việc DN sử dụng các chi phí hoạt động cố định. Theo định nghĩa DOL là phần trăm thay đổi trong EBIT bắt nguồn từ một phần trăm thay đổi trong doanh số cho sẵn. Như vậy, nếu một DN lệ thuộc vào tính biến động đáng kể trong doanh số theo chu kỳ kinh doanh, tính biến đổi EBIT (tức rủi ro kinh doanh) có thể cắt giảm được qua việc giới hạn sử dụng định phí đối với một số tài sản trong quy trình sản xuất. Tương tự, nếu doanh số của một DN có khuynh hướng ổn định theo chu kỳ kinh doanh, việc dùng một tỷ lệ phần trăm cao định phí đối với một số tài sản trong quy trình sản xuất sẽ có ít tác động đối với tính biến đổi của EBIT.

Rủi ro tài chính chỉ tính khả biến tăng thêm của thu nhập mỗi cổ phần và xác suất mất khả năng chi trả xảy ra khi một DN sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí tài chính cố định, như nợ và cổ phần ưu đãi, trong cấu trúc vốn của mình. (Mất khả năng chi trả xảy ra khi một DN không thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng - như thanh toán lãi và vốn vay, thanh toán các khoản phải trả và nộp thuế thu nhập DN khi đáo hạn). Các chi phí sử dụng vốn như lãi vay và cổ tức ưu đãi tượng trưng cho các nghĩa vụ theo hợp đồng một DN phải đáp ứng bất kể về mức độ EBIT. Việc gia tăng sử dụng các số lượng nợ và cổ phần ưu đãi làm gia tăng các chi phí tài chính cố định của DN; đến lược mình. Các chi phí này lại làm tăng mức EBIT mà DN phải đạt được để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính và duy trì hoạt động. Lý do, một DN chấp nhận rủi ro của tài trợ có chi phí tài chính cố định là để tăng lợi nhuận có thể có cho các cổ đông.

Rủi ro của việc sử dụng đòn bẩy tài chính là nếu tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư thấp hơn chi phí sử dụng vốn vay thì đòn bẩy tải chính sẽ làm giảm tỷ suất sinh lợi mong đợi của các cổ đông.
Một số tài liệu cho rằng nếu mức lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền đầu tư của DN là hiệu quả.
Tuy nhiên chú ý rằng nếu tính lợi nhuận trên tổng tài sản bằng công thức lãi ròng/Tổng TS mà ko điều chỉnh là không đúng. Mà theo đúng tinh thần tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư phải là (tỷ suất sinh lời trên TTS đã điều chỉnh) là ROI = [lãi ròng + lãi vay (1-thuế suất)]/Tổng TS

Tầm quan trọng của đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy làm phóng đại lỗ tiềm năng cũng như lãi tiềm năng cho các cổ đông.
Bất cứ khi nào một DN gánh chịu các chi phí hoạt động cố định hay chi phí tài chính cố định, DN này đc gọi là đang sử dụng đòn bẩy.
Đòn bẩy kinh doanh dùng chi phí hoạt động cố định làm điểm tựa. Khi một DN sử dụng các chi phí hoạt động cố định, một thay đổi trong doanh thu sẽ được phóng đại thành một thay đổi tương đối lớn hơn trong lãi  trước thuế và lãi vay (EBIT). Tác động số nhân này cảu việc sử dụng các chi phí hoạt động cố định được gọi là độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh.
Đòn bẩy tài chính dùng các chi phí tài chính cố định làm điểm tựa. Khi một DN sử dụng các chi phí tài chính cố định, một sự thay đổi trong EBIT đc phóng đại thành một thay đổi tương đối lớn hơn trong thu nhập mỗi cổ phần (EPS). Tác động số nhân này của việc sử dụng các chi phí tài chính cố định được gọi là độ nghiêng đòn bẩy tài chính.

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Các suy luận từ phân tích dòng tiền

Suy luận từ phân tích dòng tiền bao gồm việc ban quản trị nhận nguồn lực từ đâu, công ty có thể giảm đầu tư ở đâu, tiền mặt nhận dc từ nguồn nào, các yêu sách đối với công ty được giảm thiểu ntn. Phân tích giúp chúng ta suy luận về quy mô, thành phần cấu tạo, mẫu hình và tính ổn định của dòng tiền hoạt động.

Dòng tiền đc sử dụng cho lao động, vật liệu và cho nhà quản lý. Chúng cũng đc sử dụng cho các tài sản dài hạn như nhà máy và thiết bị, là các tài sản mà giá trị chuyển dịch vòa sản phẩm với tốc độ chậm hơn. Rốt cuộc là tất cả tiền mặt tham gia tham gia vào quá trình bán hàng và được chuyển thành các khoản phải thu hoặc tiền mặt. Các hoạt dộng sinh lợi tọa ra dòng tiền cao hơn số tiền đầu tư, do đó làm gia tăng dòng tiền vào. Ngược lại, nếu dòng tiền thu đc thấp hơn số tiền đầu tư thì làm gia tăng dòng tiền ra.

Xem xét các thành phần của dòng tiền hoạt động. Thường là các đầu mối quan trọng về tính ổn định của dòng tiền. Ví dụ, khấu hao là một thành phần ổn định đại diện cho một "sự khôi phục" đầu tư vào TSCĐ từ doanh thu. Dòng tiền được tạo ra từ khấu hao thường được tái đầu tư để duy trì các tài sản hoạt động.

Suy luận từ phân tích dòng tiền bao gồm đánh giá chất lượng thu nhập. Một nhân tố trong chất lượng thu nhập là ảnh hưởng của các thay đổi trong điều kiện kinh doanh lên dòng tiền.

Khả năng tạo ra dòng tiền từ hoạt động kinh doanh là vấn đề là vấn đề sống còn của tình trạng tài chính. Không một công ty nào có thể tồn tại trong dài hạn mà không có dòng tiền từ hoạt động.

Trong khi cả công ty thành công và không thành công đều có các vấn đề khó khăn về dòng tiền hoạt động thì các lý do cho các khó khăn này lại rất khác nhau. Một cty thành công đang cần gia tăng đầu tư vào hàng tồn kho và các khoản phải thu để đáp ứng nhu cầu gia tăng của khách hàng, thường thấy cần huy động thêm nguồn tài trợ từ các nhà cung cấp nợ và vốn cổ phần để tạo ra tỷ suất sinh lợi tăng thêm. Khả năng sinh lợi này (thu nhập phát sinh dương) rốt cuộc sẽ tạo ra dòng tiền dương. Một công ty ko thành công sẽ trải qua thiếu hụt tiền mặt do sụt giảm số vòng quay hàng tồn kho và các khoản phải thu, bị lỗ trong hoạt động kinh doanh hoặc là kết hợp kết hợp cả hai yếu tố trên. Công ty không thành công có thể gia tăng dòng tiền bằng cách giảm bớt các khoản phải thu và hàng tồn kho, nhưng thường những giải pháp này sẽ giảm chi phí dịch vụ khách hàng, làm suy giảm lợi nhuận hơn nữa. Các nhân tố này là dấu hiệu của các cuộc khủng hoảng và thiếu hụt tiền mặt trong tương lai, bao gồm suy giảm trong tín dụng thương mại. Dòng tiền giảm sút đói với một cty ko thành công hoàn toàn tác động khác với một công ty thành công. Cho dù một nhà quản trị không thành công đi vay tiền, thì chi phí và kết quả của việc đi vay chỉ làm tăng khoản lỗ cuối cùng. Khả năng sinh lợi là biến số chủ yếu, không sinh lợi một công ty tất phải thất bại.

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

Báo cáo thu nhập và dòng tiền có những ý nghĩa khác nhau nào về hoạt động kinh doanh?

Báo cáo thu nhập và dòng tiền có những ý nghĩa khác nhau nào về hoạt động kinh doanh?

Chức năng của báo cáo thu nhập là đo lường khả năng sinh lợi của công ty trong một thời kỳ. Báo cáo thu nhập ghi chép doanh thu khi kiếm được và chi phí khi xảy ra. Tuy nhiên một báo cáo thu nhập không cho ta thấy thời điểm dòng tiền vào và dòng tiền ra, cũng không cho thấy hiệu ứng của hoạt động kinh doanh lên tính thanh khoản của cty. Ngược lại, thông tin này là sẵn có trong báo cáo dòng tiền, trong đó tách biệt dòng tiền hoạt động, đẩu tư và tài trợ.

Kế toán phát sinh xác định thu nhập ròng dựa vào các giá trị ước tính, trả chậm, phân bổ và định giá. Đôi khi xem xét các nhân tố tạo nên thu nhập ròng lại chủ quan hơn là xem xét các nhân tố xác định dòng tiền. Vì lý do này, chúng ta thường liên kết dòng tiền từ hoạt động kinh doanh với thu nhập ròng trong khi đánh giá chất lượng của chúng. Một vài người đánh giá rằng thu nhập có chất lượng cao hơn khi có tỷ số dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trên thu nhập ròng lớn hơn. Điều này bắt nguồn từ thực tế có khả năng thu nhập ròng cao nhưng dòng tiền thấp. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh là công cụ kiểm soát hiệu quả thu nhập ròng, nhưng không thể thay thế cho thu nhập ròng. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh gồm cả một yếu tố tài trợ và hữu ích cho việc đánh giá và dự báo cho cả tính thanh khoản ngắn hạn lẫn khả năng trả nợ dài hạn.

Cả báo cáo dòng tiền và báo cáo thu nhập được thiết kế để thỏa mãn nhu cầu khác nhau của người sử dụng. Báo thu nhập sử dụng kế toán phát sinh để nhận nhiện doanh thu và chi phí xảy ra. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh ghi nhận doanh thu nhận được và chi phí đã thanh toán. Không thể đánh giá báo cáo nào là tốt hơn - vấn đề chỉ là nhu cầu phẩn tích của chúng ta mà thôi. Khi sử dụng các báo cáo này chúng ta cần phải ghi nhớ mục tiêu và giới hạn của chúng.

Tính thanh khoản


Để đo lường tính thanh khoản một cty. Ta dùng tỷ số thanh toán hiện hành, tỷ số thanh toán nhanh (Tiền mặt, đầu tư ngắn hạn và khoản phải thu).
Một số thông tin bổ sung để đánh giá khả năng thanh toán là khoảng thời gian cần thiết để chuyển đổi các khoản phải thu và hàng tồn kho thành tiền.

- Kỳ thu tiền bình quân = Khoản phải thu bình quân/(Doanh thu/360) = 68 ngày
- Số ngày tồn kho bình quân = Hàng tồn kho bình quân/(Giá vốn hàng bán/360) = 59 ngày

Hai con số này ngụ ý rằng một chu kỳ kinh doanh là 68+59=127 ngày. Nghĩa là công ty phải mất 127 ngày để hàng hóa nhập kho đến lúc bán thu tiền.

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

Các bộ phận của phân tích công ty

Các bộ phận của phân tích công ty

- Đánh giá triển vọng kinh doanh là mục tiêu của phân tích môi trường và chiến lược kinh doanh. Cụ thể là phân tích ngành và phân tích chiến lược (mềm)
- Phân tích báo cáo tài chính gồm các bước phân tích kế toán, phân tích tài chính và phân tích triển vọng
    + Phân tích kế toán là quá trình đánh giá mức độ hoạt động kế toán phản ánh tình trạng kinh tế của cty. Được thực hiện bằng cách xem xét giao dịch và sự kiện của một cty, đánh giá tác động của chính sách kế toán lên các báo cáo tài chính, và điều chỉnh các báo cáo để phản ánh tốt hơn các chi tiêu kinh tế.
    + Phân tích tài chính gồm phân tích khả năng sinh lời, ptich nguồn và sd nguồn, phân tích rủi ro

  • Phân tích khả năng sinh lợi là việc đánh giá tỷ suất sinh lợi trên đầu tư của một công ty.... Nó cũng bao gồm việc đánh giá hai nguồn khả năng sinh lợi chính - các tỷ lệ lợi nhuận (chênh lệch giữa doanh thu và chi phí) và vòng quay (việc sử dụng vốn).
  • Phân tích rủi ro là việc đánh giá khả năng cty có thể đáp ứng những cam kết của nó. Cụ thể đánh giá khả năng trả nợ và tính thanh khoản gắn với những biến đổi trong thu nhập.
  • Phân tích nguồn và sd nguồn là  việc đánh giá cty có được nguồn vốn cần thiết và sử dụng chúng ntn. Nó cung cấp những cái nhìn sâu sắc về việc tài trợ trong tương lai của cty.
    + Phân tích triển vọng là việc dự báo những thành quả tương lai - thông thường là thu nhập, dòng tiền hay cả hai.

Phân tích tín dụng và phân tích vốn cổ phần

Phân tích tín dụng
Nhà cung cấp tín dụng gồm 2 loại thương mại và phi thương mại. Lợi ích của người đi vay là giới hạn đối với các khoản nợ có lãi suất hay đối với việc bán hàng. Nhưng nhà cung cấp tín dụng là pahir chịu đựng rủi ro vở nợ.
Phân tích tính dụng là việc đánh giá độ tín nhiệm của công ty. Độ tín nhiệm (creditworthiness) là khả năng một cty đảm bảo cho các nghĩa vụ trả nợ. Một cách khác, nó là khả năng thanh toán của các hóa đơn của một cty. Do đó, nội dung chính của phân tích tín dụng là dựa trên rủi ro, chứ ko phải trên khả năng sinh lợi. Sự biến động trong lợi nhuận, đặc biệt sự nhạy cảm của lợi nhuận đối với sự giảm sút trong hoạt động kinh doanh lại quan trọng hơn mức lợi nhuận đạt được. Mức lợi nhuận chỉ quan trọng trong phạm vi nó phản ánh một cái biên an toàn cho một cty để đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ.
Phân tích tín dụng hướng vào rủi ro thấp thay vì tiềm năng cao. Bao gồm phân tích cả tính thanh khoản và khả năng chi trả. Tính thanh khoản của một công ty là khả năng huy động tiền mặt để đảm bảo các khoản thanh toán ngắn hạn. Tính thanh khoản phụ thuộc vòa dòng tiền công ty, tính chất của TS ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Khả năng chi trả (solvency) là khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ dài hạn. Nó phụ thuộc vòa khả năng sinh lợi trong dài hạn và cấu trúc vốn (nguồn tài trợ) của công ty.
Các công cụ phân tích tín dụng và các tiêu chuẩn đánh giá thay đổi thoe kỳ hạn, loại tín dụng, và mục đích của các hợp đồng vay nợ.
Đối với tín dụng ngắn hạn, người cung cấp tín dụng quan tâm đến các điều kiện  tài chính hiện tại, dòng tiền, và tính thanh khoản của các TS ngắn hạn.
Đối với tín dụng dài hạn bao gồm việc định giá trái phiếu, các nhà cung cấp tín dụng đòi hỏi phải phân tích chi  tiết hơn và có tầm chiến lược dài hạn hơn. Phân tích tín dụng dài hạn bao gồm việc dự phóng dòng tiền và đán giá khả năng sinh lợi lâu dài (khả năng tạo ra thu nhập bền vững), Khả năng sinh lợi lâu dài là một nguồn chủ yếu bảo đảm cho khả năng thanh toán lãi và vốn gốc với các khoản nợ dài hạn.

Phân tích vốn cổ phần
Nhà đầu tư cổ phần cung cấp vốn cho công ty, ngược lại dc nhận đc quyền sở hữu và rủi ro của công ty. là người đầu tiên chịu những thiệt hại khi cty phá sản. Tuy nhiên một khi thành công thì cổ đông cũng nhận dc lợi tức tăng trưởng tiềm năng ko giới hạn. Vậy phân tích VCP là kết hợp cân đối đánh giá cả hai mặt rủi ro thấp và tiềm năng cao.